Bệnh vi khuẩn trên lúa
Bệnh vi khuẩn trên lúa
Bệnh do vi khuẩn gây hại trên lúa luôn là mối lo ngại của nông dân ĐBSCL, đặc biệt trong mùa mưa SX lúa hè thu và thu đông.
Để phòng trừ vi khuẩn một cách hiệu quả và kinh tế, điều đầu tiên và quan trọng là phải nhận biết được tác nhân gây bệnh. Song song đó cần kết hợp cả giữa biện pháp canh tác lẫn sử dụng thuốc trừ vi khuẩn khi cần thiết và kể cả biện pháp khơi dậy tiềm lực của bản thân cây lúa để chống lại sự gây hại của vi khuẩn.
Để phòng trừ vi khuẩn một cách hiệu quả và kinh tế, điều đầu tiên và quan trọng là phải nhận biết được tác nhân gây bệnh. Song song đó cần kết hợp cả giữa biện pháp canh tác lẫn sử dụng thuốc trừ vi khuẩn khi cần thiết và kể cả biện pháp khơi dậy tiềm lực của bản thân cây lúa để chống lại sự gây hại của vi khuẩn.
BỆNH VI KHUẨN TRÊN LÚA
Bệnh do vi khuẩn gây hại trên lúa luôn là mối lo ngại của nông dân ĐBSCL, đặc biệt trong mùa mưa SX lúa hè thu và thu đông.
Bệnh vi khuẩn trên lúaLúa nhiễm vi khuẩn thối gốc thân được phục hồi, rễ mới phát triển sau khi xử lý thuốc
Để phòng trừ vi khuẩn một cách hiệu quả và kinh tế, điều đầu tiên và quan trọng là phải nhận biết được tác nhân gây bệnh. Song song đó cần kết hợp cả giữa biện pháp canh tác lẫn sử dụng thuốc trừ vi khuẩn khi cần thiết và kể cả biện pháp khơi dậy tiềm lực của bản thân cây lúa để chống lại sự gây hại của vi khuẩn.
Đối với biện pháp canh tác: Cần phải chọn giống kháng vi khuẩn, có thời gian cách ly sau thu hoạch giữa vụ trước và vụ sau, xử lý rơm rạ sau thu hoạch để cắt đứt nguồn bệnh của vụ trước. Sạ thưa, sạ hàng để tạo sự thông thoáng, hạn chế số chồi và số lá quá nhiều.
Điều quan trọng là cần bón phân cân đối, không bón thừa phân đạm. Tùy từng trường hợp, giai đoạn lúa, vi khuẩn gây hại mà có thể đưa ra các biện pháp phòng trị cụ thể.
Đối với giai đoạn lúa nhỏ, vi khuẩn thối gốc thân gây hại, anh Trần Văn Sái, xã An Ninh, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng chia sẻ: “Lúa của tôi 25 ngày tuổi thì có một vài bụi có triệu chứng nhũn gốc, nhổ lên ngửi thì có mùi thối, trên lá lại bị đạo ôn lá gây hại. Do thường xuyên xem các chương trình tọa đàm nông nghiệp dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia, tôi có thể xác đinh được lúa đã bị bội nhiễm đạo ôn và vi khuẩn.
Là một thành viên TTF (Tân Thành Farmer) của Cty Tân Thành tôi cũng nhận được sự hỗ trợ của các nhân viên kỹ thuật Cty để xử lý tình huống trên. Với trường hợp như vậy tôi rút nước ruộng xuống thấp vẫn giữ ẩm, kết hợp sử dụng thuốc trừ vi khuẩn và đạo ôn phun trên lá kết hợp thuốc tăng cường sinh trưởng để giúp phục hồi lúa (Biomycin 40.5WP + Travil 70WP + Plastimula 1SL) sau 7 ngày phun thuốc đã hạn chế được vi khuẩn và đạo ôn gây hại và lúa đã phục hồi có rễ non phát triển lại”.
Đối với bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn, trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, gió mạnh như trong vụ HT và TĐ là điều kiện tối ưu cho vi khuẩn cháy bìa lá gây hại, đặc biệt trên các giống lúa mẫn cảm và nhiễm nặng vi khuẩn. Vi khuẩn cháy bìa lá vi khuẩn gây hại nặng ở giai đoạn lúa 40 ngày tuổi trở đi.
Hai tác nhân gây hại này có yếu tố quyết định quan trọng đến năng suất và chất lượng lúa. Do vậy cần phải thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm và có kỹ thuật xử lý bệnh một cách hiệu quả nhất.
Với kinh nghiệm canh tác và trong quản lý bệnh hại do vi khuẩn, anh Phạm Thanh Phương, xã Thuận Hưng, thị trấn Long Mỹ, Hậu Giang chia sẻ: “Để quản lý tốt bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn trong mùa mưa không nên bón thừa phân nhất là phân đạm, phải thăm đồng thường xuyên 2-3 ngày một lần, khi thấy bệnh chớm xuất hiện là xử lý thuốc đặc trị ngay.
Giai đoạn lúa trước trổ và sau trổ là 2 giai đoạn mẫm cảm dễ bị bệnh cháy bìa lá và lép vàng gây hại, sử dụng Chubeca 1.8SL chủng ngừa bệnh cho lúa để giúp cây lúa chống chịu với bệnh hại. Sau khi phun Chubeca 1.8SL khoảng 3 ngày tôi ra thăm ruộng thấy lá đài cứng và dài hơn giúp lúa chống chịu tốt với vi khuẩn gây hại.
Nếu áp lực bênh cao và thời tiết mưa nhiều, vi khuẩn gây hại nặng tôi lại sử dụng thuốc đặc trị vi khuẩn để ngăn ngừa sự lây lan. Do vậy trong vụ HT và TĐ nhiều năm qua ruộng rất ít thiệt hại do bệnh vi khuẩn”.
Trong canh tác vụ lúa HT và TĐ với điều kiện thời tiết bất lợi mưa nhiều, bệnh do vi khuẩn gây hại khi phát hiện vết bệnh rõ ràng đã là quá muộn, đặc biệt là bệnh lép vàng trên hạt, nên việc phòng ngừa bệnh hại này cũng là điều cần thiết. Vì vậy, để chủng ngừa bệnh vi khuẩn một cách hiệu quả cần hiểu đặc tính, tác động của thuốc sử dụng là hóa học hay sinh học, tác động trực tiếp hay gián tiếp.
Thuốc sinh học Chubeca 1.8SL với hoạt chất chiết xuất từ thiên nhiên (cây núc nác- Oroxylum indicum và lá, vỏ cây liễu- Salix babylonica). Tác động như một loại vắc xin chủng ngừa bệnh hại, khi phun vào cây lúa Chubeca sẽ được hấp thu và lưu dẫn vào trong cây sau 4 giờ phun.
Khi vào bên trong cây, Chubeca kích thích tính kháng bệnh của cây lúa bằng cách kích hoạt sự hoạt động mạnh mẽ của hai enzyme catalase và peroxidase, tạo nên tác dụng chủng ngừa bệnh hại an toàn và hiệu lực kéo dài từ 14 – 20 ngày sau khi xử lý thuốc.
QUAN TRỌNG NHẤT LÀ GIAI ĐOẠN LÚA TRỔ LÁC ĐÁC ĐẾN TRỔ ĐỀU VÀ CHÍN, ĐÂY CŨNG LÀ THỜI ĐIỂM MẪN CẢM NHẤT VÀ CHỊU ẢNH HƯỞNG NẶNG NHẤT CỦA VI KHUẨN LÉP VÀNG TRÊN LÚA. “CHỈ CẦN PHUN CHUBECA VÀO 2 THỜI ĐIỂM LÚC LÚA TRỔ LẸT XẸT 2 – 5% VÀ SAU KHI LÚA TRỔ ĐỀU HOÀN TOÀN. NGOÀI CHỦNG NGỪA BỆNH HẠI DO VI KHUẨN, CHUBECA CÒN CÓ TÁC ĐỘNG CHỦNG NGỪA MỘT SỐ BỆNH HẠI Ở GIAI ĐOẠN NÀY NHƯ LEM LÉP HẠT, ĐẠO ÔN, KHÔ VẰN”, TH.S TRẦN THỊ BÍCH TRÂN, TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT, CTY TÂN THÀNH CHIA SẺ. |
Huỳnh Văn Nghi
Theo: nongnghiep.vn