BỌ DỪA VÀ CÁCH QUẢN LÝ

Trong những nét đặc trưng của Miền Tây thì hình ảnh về cây dừa là không thể không nhắc đến. Dừa không chỉ tỏa bóng mát mà còn mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và sức khỏe.

Cây dừa rất cao với thân trụ thẳng đứng. Lá dừa to, đơn, xẻ thùy lông chim 1 lần, tập trung ở đầu thân. Cụm hoa nằm trên các bẹ lá. Quả hạch, vỏ ngoài màu lục bóng nhẵn, nổi rõ 3 gờ. Lớp vỏ quả ở giữa là các sợi xơ. Bên trong là lớp vỏ quả trong, còn gọi là sọ dừa hay gáo dừa. Lớp vỏ quả trong hóa gỗ. Bên trong là lớp cùi thịt còn gọi là cùi, màu trắng và là phần ăn được. Toàn bộ thành phần của cây đều sử dụng được. Cùi và nước dùng làm thức ăn, nước uống và các chế phẩm bánh kẹo. Các bộ phận còn lại được dùng làm vườn, vật dụng gia đình cũng như mỹ nghệ.

Cây dừa cũng như các loại cây trồng khác, có rất nhiều đối tượng luôn đe dọa sự phát triển, luôn chờ cơ hội thuận lợi để tấn công.

Trong đó thì một trong những mối quan tâm hàng đầu là đối tượng bọ dừa. Bởi vì khi bọ dừa gây hại mạnh sẽ tạo ra nhiều thiệt hại, thành trùng của bọ dừa có thể sống đến 220 ngày, không những thế cả ấu trùng của bọ dừa cũng có thể gây hại, chúng nhai gặm bề mặt lá theo từng hàng, song song với gân chính, trong quá trình ăn chúng thải phân trong các lá non còn xếp lại.

Những vệt cắn phá thường hẹp tạo thành những vết màu nâu sau đó bị khô héo và cong queo làm cho lá có dạng cháy khô, rách. Mật số cao, cả lá trở nên nâu, sau đó khô đi, cây trở nên xơ xác. Lá bị bọ dừa gây hại sẽ mất biểu bì, giảm sự quang hợp của cây, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trái dừa. Nếu trên 8 tàu lá bị tấn công thì sẽ thiệt hại năng suất rõ rệt, khi bị nhiễm nặng cây dừa có thể bị chết.

Bọ dừa sẽ gây hại nhiều vào mùa nắng hơn mùa mưa bởi vì khi điều kiện mùa mưa thì trứng của bọ dừa sẽ bị úng, thối. Bên cạnh đó thì vườn dừa non thường dễ bị nặng hơn vườn già, vườn ít chăm sóc cũng sẽ bị nhiều hơn vườn đc kỹ lưỡng trong khâu chăm bón.

Bọ dừa cũng như các loại côn trùng, vòng đời cũng bắt đầu từ trứng, ấu trùng, nhộng, thành trùng. Trứng hình bầu dục, hơi dẹp, màu nâu sậm, được đẻ từng quả rời rạc kết dính lại trong kẻ lá của đọt non chưa bung ra, trứng dính chặt vào mặt lá thành hàng dài. Trứng nở 4 – 5 ngày sau khi đẻ. Ấu trùng có 5 tuổi, Ấu trùng tuổi 1 có màu trắng, từ tuổi 2 sẽ có gai mọc, ấu trùng tuổi lớn chuyển sang màu vàng nâu, gồm 13 đốt. Thành trùng thì đầu có màu nâu đậm, có râu dài, ngực màu vàng nâu, cánh trước màu đen, đầu cánh có màu vàng nâu, cánh có ánh kim, trên cánh có các chấm trắng chạy dài dọc theo cánh. 

 

 

Bọ dừa gây hại nặng vào mùa khô hơn là mùa mưa.

Giải pháp nào để quản lý bọ dừa?

Công ty TNHH TM Tân Thành xin chia sẻ đến bà con giải pháp quản lý mang lại hiệu quả cao đối với đối tượng bọ dừa bằng 2 sản phẩm là TT-Glim 270SC và Focal 80WG. TT-Glim 270SC với tác động lưu dẫn, vị độc, ức chế sự lột xác, tác động lên hệ thần kinh côn trùng khiến bọ dừa ngừng ăn và chết, từ đó mang lại hiệu quả cao và kéo dài. TT-Glim 270SC còn quản lý cả rệp sáp, rệp dính và sâu đầu đen, đặc biệt là an toàn cho cá trong mương vườn. Liều lượng sử dụng TT-Glim 270SC là 0.6 ml/L, phun 2L/cây.

Focal 80WG là sản phẩm sinh học nên rất mát cây và đảm bảo cho sức khỏe cũng như môi trường, phù hợp cho việc sản xuất dừa theo tiêu chuẩn sạch và an toàn. Focal 80WG có tác động tiếp xúc và vị độc. Sản phẩm với tác động nhanh, mang lại hiệu quả cao và hiệu lực kéo dài, không có mùi khó chịu trong quá trình phun và sau khi phun. An toàn cho cá trong mương vườn. Liều lượng sử dụng Focal 80WG là 0.6g/L, phun 2L/cây.

Bà con nên phun thuốc vào buổi sáng, lúc trời mát ráo mù sương, không nên phun vào buổi trưa bởi vì lúc này sẽ có nắng và gió, khi đó thuốc sẽ bị tạt sang một bên, thuốc không thể lên đến ngọn cây.

Đối với cây trồng nói chung và cây dừa nói riêng thì vấn đề quản lý dịch hại luôn là không thể thiếu. Chỉ cần bà con tìm ra được giải pháp hữu hiệu thì quá trình canh tác sẽ trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn.

Công ty TNHH TM Tân Thành xin kính chúc quý nhà vườn canh tác thắng lợi!

 

Cần Thơ, ngày 9 tháng 08 năm 2022