BỌ TRĨ TRÊN LÚA VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
Đồng bằng sông Cửu Long hiện tại đang khởi đầu vụ Hè Thu 2019 với phần lớn diện tích từ mạ đến đẻ nhánh, đây là thời điểm cây lúa còn khá non nớt và có một đối tượng lại rất hay gây hại vào giai đoạn này, đó là bọ trĩ. Việc nhận dạng và phòng trừ đúng cách trước loại dịch hại này là rất cần thiết để đảm bảo cây lúa non được thuận lợi phát triển.
 
 
 
 
Bọ trĩ còn có tên gọi khác là bù lạch, thường xuất hiện từ khi cây lúa ở thời kỳ mạ đến đẻ nhánh, chúng thích gây hại lá non nên mật số dần tăng cao ở lúa mạ – đẻ nhánh, khi lá lúa đã cứng thì sẽ giảm lại.Vòng đời của bọ trĩ gồm các giai đọan: trứng, ấu trùng, nhộng, thành trùng.Bọ trĩ gây hại làm lá bị cuốn lại ở chóp, lá héo, teo tóp lại và khô vàng, càng nặng hơn ở các ruộng khô nước.

Nếu chỉ dựa vào triệu chứng lá lúa vàng đề nhận định sự gây hại của bọ trĩ thì rất khó bởi vì hiện tượng vàng lá có nhiều nguyên nhân mà bọ trĩ thì lại rất nhỏ nên khó nhìn thấy. Để nhận biết sự gây hại của chúng bà con hãy áp dụng biện pháp tuy thủ công nhưng lâu nay luôn mang lại hiệu quả cao đó là: dùng nước làm ướt lòng bàn tay rồi dùng lòng bàn tay quét trên ngọn các cây lúa, sau đó đưa lòng bàn tay gần mắt để quan sát thật kỹ, nếu đúng là có bọ trĩ gây hại thì trên lòng bàn tay sẽ có những con bọ trĩ rất nhỏ màu đen (khoảng 1,5 mm) nhảy hoặc bò chậm chạp vì dính nước trên lòng bàn tay.
 
Khi đã nhận biết được sự hiện diện của bọ trĩ thì bà con hãy áp dụng ngay các biện pháp phòng trừ. Mặc dù bọ trĩ gây hại không quá nghiêm trọng đến mức làm giảm năng suất lúa vì thật ra chúng chỉ làm cho sự sinh trưởng ở giai đoạn đầu bị hạn chế. Nhưng có điều chúng sẽ làm cho ruộng lúa có màu vàng héo khiến nhà nông cảm thấy khó chịu. Bọ trĩ không khó để tiêu diệt nên trước khi áp dụng biện pháp hóa học thì bà con hãy tìm cách quản lý nước thích hợp vì khi mặt ruộng đủ ẩm, không bị khô thì sẽ hạn chế được sự gây hại của bọ trĩ, đồng thời cần dọn sạch cỏ dại xung quanh ruộng để cắt đứt ký chủ phụ.

Nếu trên ruộng xuất hiện bọ trĩ gây hại nặng (40 – 50%) thì cần phải sử dụng thuốc ngay để phun trị, nhanh chóng hạ mật số đảm bảo lúa phát triển. Bà con có thể sử dụng Focal 5.5 EC để phun với liều lượng 15ml/bình 25 hoặc Fish 500WP với liều lượng 15g/bình 25L.

 
 
 
 

Trường hợp cây lúa bị suy kiệt do bọ trĩ gây hại quá nặng thì bà con có thể kết hợp sử dụng Plastimula 1SL để cây lúa nhanh phục hồi sau tổn thương với liều lượng 30ml/bình 25L. Plastimula 1SL là sản phẩm sinh học dẫn đầu thị trường với 3 công dụng nổi bật: thứ nhất là giúp cây phát triển vượt trội ở những giai đoạn cực trọng như đẻ nhánh, làm đòng và trổ; thứ hai là tăng đề kháng vàng lùn và thứ ba là giúp cây lúa phục hồi sự phát triển sau những tổn thương do sự tấn công của dịch hại. Đặc biệt hơn, từ nay đến hết tháng 07/2019 khi mua Plastimula 1SL bà con hãy nhanh tay mở nắp và xem mặt trong nắp chai để có cơ hội trở thành chủ nhân của các giải thưởng giá trị từ chương trình “ở nắp Plasti – Trúng liền Tivi”.

 

 

Những thắc mắc về kỹ thuật canh tác và cách quản lý dịch hại hiệu quả, quý bà con vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1083 để được tư vấn và hỗ trợ.
 

Cần Thơ, ngày 20 tháng  05 năm 2019