Với ruộng lúa, mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho dịch hại tấn công và đối với vườn xoài cũng tương tự. Khi ẩm độ cao, tiết trời nhiều cơn mưa nặng hạt sẽ khiến cho vườn xoài đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó nấm bệnh thán thư là đối tượng nguy hiểm hàng đầu. Bệnh thán thư trên xoài luôn được nhà vườn để tâm vì những thiệt hại và thời gian gần đây, diện tích trồng xoài cũng gia tăng hơn rất nhiều càng làm cho bệnh thán thư được phần phức tạp hơn.
Thán thư tấn công rất nhiều bộ phận của cây xoài nhưng đặc biệt quan trọng và khiến nhà vườn cực kỳ lo lắng khi gây hại trên bông và trái non. Thán thư trên xoài do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra, đây là loại nấm ưa ẩm và lây lan nhanh nhờ nước nên sẽ phát triển rất nhanh khi trời nóng ẩm, nhất là sau khi mưa. Cụ thể về biểu hiện của bệnh thán thư trên bông, khi bệnh xuất hiện thì bào tử nấm cũng xâm nhập vào các gié non tạo thành những chấm đen nhỏ rải rác trên trục và nhánh bông rồi lớn dần làm cho các bông không nở, không thụ phấn, khi bệnh nặng sẽ làm bông bị rụng, các gié và cành thối đen, khô héo và chết. Trên trái, bệnh tấn công làm cuống trái bị thối đen và rụng khi cây ở giai đoạn tạo trái. Lúc có trái non các vết đốm nâu của bệnh thán thư sẽ lan rộng làm cho trái không lớn được hoặc méo mó dị dạng và bệnh nặng có thể gây rụng trái hàng loạt.
Bệnh thán thư trên xoài sẽ được quản lý tốt khi nhà vườn phối hợp các giải pháp lại cùng nhau, trước tiên cần vệ sinh vườn bằng cách thu gom lá, cành khô, trái rụng trong vườn và đốt đi để cắt đứt nguồn lây nhiễm (nếu có). Việc dọn sạch cỏ dại giúp vườn thông thoáng và giảm độ ẩm, giảm điều kiện phù hợp cho sự phát triển của nấm bệnh cũng là một bước cần thiết. Tiếp đến là khâu tỉa cành, tỉa cành để vườn thông thoáng, giúp ánh nắng chiếu sáng vào bên trong tán cây, bên cạnh đó tỉa cành còn giúp quản lý chiều cao cây theo ý của nhà vườn, thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch. Một lưu ý nữa là nhà vườn cần lựa chọn thời điểm xử lý ra bông khi thời tiết phù hợp để hạn chế dịch hại và đạt hiệu quả cao.
Khi xoài ở các giai đoạn cực trọng: bung chà, xuống nhụy, lên hột, trái trứng cá thì bà con cần sử dụng giải pháp “Quản lý thán thư, khỏe bông lên chỉ hồng” của Công ty Tân Thành để bảo vệ năng suất và chất lượng xoài. Giải pháp bao gồm 3 sản phẩm với liều lượng sử dụng cụ thể như sau: 120ml Chubeca 1.8SL + 100ml TT Keep 300SC + 200g Newtracol 70WP cho phuy 200L nước. Giải pháp “Quản lý thán thư, khỏe bông lên chỉ hồng” với 3 sản phẩm Chubeca 1.8SL, TT Keep 300SC và Newtracon 70WP sẽ giúp cô lập, khô nhanh vết bệnh; hấp thu nhanh, hiệu lực kéo dài; bên cạnh đó còn bổ sung kẽm, kéo dài sức sống của hạt phấn; rất mát bông, không gây nóng bông bó trái; đặc biệt nhà vườn sẽ thấy bông xoài rất khỏe và lên chỉ hồng sau khi xử lý.
Bên cạnh đó, quý nhà vườn có thể sử dụng thêm sản phẩm Lash Super 250SC với liều lượng 200ml/phuy 200L nước, sản phẩm có thể sử dụng ở tất cả các giai đoạn phát triển của bông xoài, nhất là sau khi mưa. Mục tiêu khi sử dụng Lash Super 250SC là để rửa vườn hoặc kết hợp vào bộ giải pháp quản lý dịch hại, góp phần làm khô nhanh vết bệnh, sáng da bóng trái. Lash Super 250SC sẽ ức chế sự phát triển của nấm và bào tử nấm bệnh, mang lại hiệu quả tối ưu. Lash Super 250SC rất dễ dàng phối trộn với các loại thuốc khác, giúp tiết kiệm chi phí, giúp màu sắc bông đẹp, chạy chỉ hồng.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp các thắc mắc, Quý nhà vườn vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1083 (miễn cước) hoặc nhắn tin vào các nền tảng facebook, zalo, tiktok, youtube của Công ty TNHH TM Tân Thành để được tư vấn và hỗ trợ.
———————————
HƯỚNG DẪN AN TOÀN:
Mang đầy đủ đồ bảo hộ lao động, không ăn uống hút thuốc khi pha và phun thuốc. Không súc rửa dụng cụ phun xịt nơi ao hồ nuôi cá, nguồn nước sinh hoạt. Để thuốc nơi an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em. Bỏ bao, gói, chai sau khi sử dụng hoặc tiêu huỷ đúng quy định.
SƠ CỨU KHI NGỘ ĐỘC:
Nếu dính phải thuốc vào mắt cần dùng nước sạch để rửa mắt ngay và nên rửa từ 15 đến 20 phút, nếu dính vào da cần phải rửa bằng xà phòng. Nếu ngộ độc thuốc, hãy đến sở y tế gần nhất để kịp thời chữa trị và nhớ mang theo nhãn thuốc.
Cần Thơ, ngáy tháng 07 năm 2024