CẦN QUẢN LÝ HIỆU QUẢ RẦY NÂU VÀ BỆNH VIRUS
CẦN QUẢN LÝ HIỆU QUẢ RẦY NÂU VÀ BỆNH VIRUS
Theo số liệu cập nhật gần đây thì Đồng bằng sông Cửu Long đang có hơn 750.000 ha lúa bước vào vụ Hè Thu 2020. Trong đó, phần lớn lúa đang ở giai đoạn mạ và đẻ nhánh, tổng diện tích của 2 giai đoạn này rơi vào khoảng 500.000 ha. Tiếp đến là giai đoạn đòng trổ cũng chiếm phần lớn với gần 200.000ha.

 

Thời gian gần đây, rầy nâu lại xuất hiện và gây hại mạnh tại một số vùng khiến không ít bà con lo lắng và thời kỳ từ mạ đến đòng trổ thì lúc nào cũng có thể bị rầy nâu tấn công. Toàn vùng đã có gần 10.000 ha lúa nhiễm rầy, những nơi nhiễm vừa thì trung bình khoảng 750 – 2000 con/m2. Có một số nơi nhiễm nặng thì mật số rầy lên đến 3000con/m2 (theo số liệu thống kê cuối tháng 4/2020).

Rầy nâu tấn công bà con cần đặc biệt quan tâm bởi chúng chích hút mạnh khiến cây lúa khô héo, nhưng còn đáng lo ngại hơn bởi khả năng lây lan các bệnh hại virus nguy hiểm, đặc biệt là vàng lùn và lùn xoắn lá. Các kênh truyền thông về nông nghiệp luôn nhắc đến 2 loại bệnh này với 1 đặc điểm đáng e ngại là đến nay vẫn không có thuốc đặc trị. Đã có không ít nhà nông thiệt hại kinh tế nặng nề khi 2 loại bệnh này tấn công và lan rộng.

 

Kỹ thuật canh tác luôn là yếu tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong khâu quản lý dịch hại. Thế nên việc đầu tiên bà con cần lưu ý chính là làm đất kỹ để cắt đứt sự lưu tồn bệnh hại và chọn giống chất lượng từ nhà cung cấp uy tín để đảm bảo độ sạch. Kế đến là né tránh lần gây hại đầu tiên của rầy nâu bằng cách tham khảo lịch xuống giống của địa phương. Nhà nông cũng cần lưu ý là không nên sạ dày để tiết kiệm giống và hạn chế dịch hại, song song đó cũng cần bón phân cân đối để cây lúa tăng trưởng vừa tốt, không quá sum suê nhằm đạt độ thông thoáng hợp lý. 

Nếu đã áp dụng các biện pháp trên nhưng do một số nguyên nhân không mong muốn của thời tiết khí hậu hay sự biến đổi thất thường của dịch hại mà rầy nâu vẫn tấn công và lan rộng thì bà con cần theo dõi thường xuyên để ngăn chặn kịp thời. Cụ thể là khi mật số rầy cao từ 3 con/tép thì bà con cần sử dụng thuốc trừ rầy ngay để hạ nhanh mật số. Lưu ý chọn thuốc từ đơn vị uy tín để mang lại hiệu quả cao mà vẫn an toàn cho lúa và cần có tính lưu dẫn để ngăn sự bộc phát khó lường của rầy. Riêng những vùng mật số quá cao cần kết hợp tăng lượng nước phun với thể tích 500 – 600 lít nước/ha và hạ thấp bét phun, dâng mực nước giúp thuốc trãi đều khắp ruộng và tiếp xúc trực tiếp với rầy.

Với thực trạng rầy như hiện tại thì bà con có thể lựa chọn TT – Led 70WG. TT Led 70WG có tác động độc đáo giúp nhà nông quản lý rầy nâu hiệu quả. Sản phẩm đã được nghiên cứu rất kỹ lưỡng trước khi lưu hành nên bà con hoàn toàn an tâm về chất lượng. Khi dùng TT-Led 70WG bà con sẽ thấy ngay hiệu quả khi rầy chết nhanh. Bên cạnh đó, thấu hiểu tập tính gây hại và phát triển của rầy nên Công ty TNHH TM Tân Thành đã kết hợp vào TT-Led 70WG đặc tính lưu dẫn mạnh, sản phẩm có hiệu lực kéo dài giúp bảo vệ lúa tốt hơn và thành phần phụ gia tiên tiến nên không gây nóng lúa, do đó ngay cả giai đoạn nhạy cảm khi lúa đang trổ bà con cũng có thể sử dụng.

Nếu TT-Led 70WG giúp nhà nông thoát khỏi nỗi lo rầy nâu gây hại thì Plastimula 1SL sẽ giúp cây lúa vượt qua áp lực dịch hại nói chung và bệnh virus nói riêng. Vào 3 giai đoạn quan trọng: đẻ nhánh, làm đòng và trổ nếu bà con bổ sung cho cây bằng sản phẩm sinh học Plastimula 1SL sẽ giúp rễ lúa phát triển mạnh, tăng số chồi hữu hiệu(chồi cho bông), cho đòng to, trổ thoát nhanh, rộ và tăng cường sức sống cho cây lúa luôn khỏe mạnh. Plastimula 1SL có hiệu quả hữu hiệu giúp lúa tăng sức đề kháng đối với bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Sản phẩm hoàn toàn không phải phân bón lá nên khi cây lúa đang bị bệnh thì bà con cũng có thể sử dụng sản phẩm để hỗ trợ cho cây, giúp cây nhanh phục hồi và hoàn toàn không có bất kỳ tác hại nào.

Mọi thông tin chi tiết về kỹ thuật canh tác và cách quản lý dịch hại, quý bà con vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1083 để được tư vấn và hỗ trợ.

Cần Thơ, ngày 06 tháng 05 năm 2020