CHUẨN BỊ TỐT CHO VỤ LÚA HÈ THU 2018
Tính đến nay, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã xuống giống vụ Đông Xuân 2017 – 2018 được trên 1.600.000 ha với phần lớn ở thời kỳ đòng trổ và chín, còn vụ Hè Thu 2018 đã xuống giống được trên 130.000 ha, hầu hết đang ở giai đoạn mạ. Nói riêng về vụ Hè Thu 2018, mặc dù chỉ mới xuống giống được một phần nhưng đây cũng là báo hiệu của một vụ mùa mới đã bắt đầu, mang nhiều hy vọng về mục tiêu trúng mùa, được giá.
 
 
 
 
Mặc dù giá lúa gạo trong thời gian gần đây có nhiều khởi sắc nhưng bà con cũng cần hết sức thận trọng trong các khâu chăm sóc lúa Hè Thu, vì hầu hết lúa đã xuống giống đều ở thời kỳ mạ rất non nớt và dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh. Còn đối với những ruộng lúa chuẩn bị xuống giống thì ngoài vấn đề chọn giống khỏe, làm đất kỹ, bà con cũng cần lưu ý kỹ và phải tuân thủ tuyệt đối theo lịch xuống giống của địa phương để né tránh một đối tượng cực kỳ nguy hiểm mang tên rầy nâu, vì các cơ quan địa phương sẽ khảo sát về mật số và tình hình nhiễm bệnh virus vàng lùn, lùn xoắn lá trên rầy và thông báo rộng rãi cho bà con để đảm bảo an toàn cho cây lúa giai đoạn đầu. Bên cạnh rầy nâu thì muỗi hành cũng là đối tượng mà bà con cần phải đặc biệt quan tâm để có các biện pháp phòng ngừa kịp thời. 
 
 
 
Rầy nâu và muỗi hành (sâu năn)
Thông qua buổi trao đổi tại một số vùng đã xuống giống theo một số bà con cho hay: “Trong vụ này thì chúng tôi lo nhất là tình trạng rầy nâu và muỗi hành, không biết hai loại này có gây hại nhiều như những đợt rồi hay không?” Đại diện Chi cục Trồng trọt – Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Đề nghị bà con nên thăm đồng thường xuyên để theo dõi kỹ đồng ruộng, riêng đối với những diện tích chuẩn bị xuống giống Hè Thu bà con cần vệ sinh đồng ruộng thật kỹ khi thu hoạch xong vụ Đông Xuân, nhất là dọn sạch lúa rài, lúa chét cũng như cỏ dại xung quanh bờ, đồng thời chúng ta cần cày xới phơi đất, đảm bảo thời gian cách ly giữa hai vụ tối thiểu 3 tuần. Với từng ô bao khu vực phải hạn chế tình trạng xuống giống kéo dài, nhiều trà lúa gối nhau để có thể dễ dàng quản lý rầy và các đối tượng gây hại khác”. 
 
PGS.TS Phạm Văn Kim thông tin: “Theo cách làm và khảo sát của một số bà con thì phát hiện được muỗi hành xuất hiện nhiều vào những ngày trăng sáng (tầm 14 – 19 âm lịch) do đó nếu làm bẫy đèn thì bà con nên làm trước khi trăng tròn để phát hiện thật sớm sự xuất hiện của muỗi hành trên ruộng”.  PGS.TS Nguyễn Văn Huỳnh cho biết thêm: “Có thể là do bà con xuống giống vụ Hè Thu và vụ Thu Đông nối tiếp nhau nên muỗi hành dễ dàng lây lan và trở thành đối tượng nghiêm trọng trong thời gian gần đây. Một điều hết sức cần thiết là bà con phải theo dõi để phát hiện thật sớm, khi muỗi hành mới tấn công để quản lý hiệu quả”.
 
Tóm lại, bà con nên né tránh đợt rầy đầu tiên theo lịch xuống giống để giảm áp lực, còn với muỗi hành thì khi phát hiện sớm bà con có thể kết hợp sử dụng thuốc để tiêu diệt ấu trùng mới nở nhằm hạn chế ảnh hưởng đến năng suất. Về phía Công ty TNHH TM Tân Thành hiện tại có 2 sản phẩm Supergen 5SC và Focal 80WG giúp bà con quản lý sớm muỗi hành bằng cách phun để tiêu diệt sâu non mới nở. 
 
 
 
 
Mọi thông tin chi tiết về cách quản lý dịch hại đầu vụ và các biện pháp kỹ thuật, quý bà con vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1083 để được tư vấn và hỗ trợ.