Tin tức Tân Thành

Vụ lúa Thu Đông – Mùa đã bắt đầu xuống giống với diện tích gần 50.000 hecta, song song đó vẫn còn phần lớn diện tích lúa Hè Thu đang ở thời điểm cuối vụ. Tổng diện tích lúa từ đòng – trổ đến chín toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở thời điểm hiện tại là trên 600.000 hecta. Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam thì đã có 5.728 hecta lúa nhiễm bệnh lem lép hạt, tỷ lệ bệnh phổ biến vào khoảng 5 – 15% và phân bố chủ yếu ở Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long. 

Vụ lúa Hè Thu 2020 tại Đồng bằng sông Cửu Long đang tồn tại song song nhiều giai đoạn lúa khác nhau, tổng diện tích hơn 1,1 triệu hecta. Trong đó đẻ nhánh đến đòng – trổ là 2 giai đoạn chiểm tỷ lệ cao nhất với khoảng 600.000 hecta, chiếm hơn 50% tổng diện tích. Điều kiện này rất thích hợp cho sự phát triển của sâu cuốn lá nhỏ, đặc biệt là với những ruộng có mật độ gieo sạ dày và thừa đạm.

Trong những năm gần đây, diện tích cây ăn trái tại Đồng bằng sông Cửu Long dần được mở rộng, với tiềm năng lớn góp phần nâng cao kinh tế của nhà nông. Trong số những loại cây ăn trái gắn bó cùng bà con thì xoài là một điển hình, xoài đa dạng về giống và có sự phân bố rộng khắp ở nhiều địa phương.

Đòng – trổ là giai đoạn mà bệnh cháy bìa lá phát sinh và gây hại mạnh. Bệnh sẽ gây thất thu năng suất trầm trọng nếu bà con không chặn đứng kịp thời. Hiện tại thì đòng – trổ tại Đồng bằng sông Cửu Long vẫn là giai đoạn chiếm tỷ lệ cao với gần 300.000 ha.

Tính đến thời điểm hiện tại thì thời kỳ từ mạ đến đẻ nhánh của vụ lúa hè thu 2020 vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất với hơn 50% trên tổng diện tích gieo sạ toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và gần đây thời tiết nắng nóng kéo dài dẫn đến ruộng lúa dễ bị khô. Cộng hưởng hai điều kiện này là một cơ hội rất thích hợp để bù lạch (bọ trĩ) tấn công và gây hại. Mặc dù không phải là đối tượng đáng ngại hàng đầu trong canh tác nhưng bà con cũng cần thận trọng trước sự gây hại của bù lạch vì đây là một loại côn trùng phổ biến và dễ lây lan.