“Cuộc chiến” lục bình trên dòng Vàm Cỏ
“CUỘC CHIẾN” LỤC BÌNH TRÊN DÒNG VÀM CỎ
Trên suốt chiều dài 151km của sông Vàm Cỏ Đông, có khoảng 5 triệu m2 mặt sông bị lục bình che phủ. Đây chính là chỉ dấu ô nhiễm môi trường nghiêm trọng!
Ghe lớn kẹt cứng giữa sông vì lục bình dày đặc
Từ nhiều năm nay, sông Vàm Cỏ Đông, một trong 2 con sông quan trọng nhất trong việc điều tiết thủy lợi, giao thông đường thủy của tỉnh Tây Ninh gần như bị tê liệt bởi lục bình chiếm trọn mặt sông. Chính quyền tỉnh này đã tốn không ít công sức, tiền bạc để giải quyết, nhưng chưa có giải pháp nào khả thi.
Méo mặt vì lục bình
Theo thống kê sơ bộ của ngành chức năng tỉnh Tây Ninh, trên suốt chiều dài 151km của sông Vàm Cỏ Đông, bắt đầu từ xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên, qua các huyện Châu Thành, Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng, có khoảng 5 triệu m2 mặt sông bị lục bình che phủ. Hệ lụy gây ra không hề nhỏ.
KẸT CỨNG LỤC BÌNH
Đi bộ xuống gầm cầu, gặp mấy người đàn ông đang ngồi nhàn tản sát trụ cầu, trước mặt họ là mấy chiếc ghe nằm im lìm dưới lớp lục bình ken đặc, tôi bước đến hỏi thăm. Người đàn ông trung niên, giới thiệu tên Hùng nói: “Ngồi tán dóc vậy thôi chứ tụi tui đang rầu thúi đây ông ơi. Nhìn thấy màu xanh của lục bình là ớn tận cổ. Nó mà không trôi đi cho nhanh là đói hết”.
Lục bình ken đặc, không còn nhận ra đây là dòng sông
Đi dọc bờ sông một đoạn ngắn, tôi gặp chiếc ghe của anh Lê Đình Hải, một người dân ở xã Thành Long, đang “chết cứng” giữa đám lục bình. Anh Hải kể, hôm trước anh đi thăm ruộng ở bên kia sông, lúc về đến giữa sông thì kẹt cứng vì lục bình ào về.
Xuồng nhỏ kẹt cứng giữa sông
“Tôi và mấy người trong xóm có ruộng bên sông đã hùn tiền mua dây sắt 8 ly và thùng lớn kéo ngang sông chặn lục bình để có khoảng trống chèo xuồng cho nhanh. Nhưng nó sinh sôi nhanh quá, cáp cũng không chịu nổi, đành chịu thua”, ông Trí nói.
Cảng Bến Kéo, một cảng sông lớn nhất Tây Ninh cũng bị lục bình vây kín
Chỉ dấu ô nhiễm môi trường “Nguyên nhân khiến lục bình phát triển với tốc độ chóng mặt như vậy là do những nhà máy, cơ sở chế biến tinh bột mì, mủ cao su ở 2 bên bờ sông xả thải ra, gây ô nhiễm. Lục bình có đặc điểm là nước càng ô nhiễm càng phát triển mạnh. Vào mùa mưa nước lớn, chảy mạnh, lục bình theo dòng trôi xuống hạ nguồn nên ghe thuyền còn đi lại được. Mùa khô, nước cạn, ô nhiễm càng nặng, lục bình càng sinh sôi nhanh hơn”, ông Trịnh Văn Lo, Phó Giám đốc Sở GT- VT tỉnh Tây Ninh. |
Không chỉ ghe nhỏ mới bị nạn lục bình, những ghe vài chục tấn cũng chung số phận. Cách cảng Bến Kéo, xã Long Thành Nam không xa, một chiếc ghe khá lớn đang gầm gừ hết cỡ, khói phun mù mịt, nhưng vẫn không thoát khỏi đám lục bình bao vây. Những người dân hiếu kỳ đứng xem trên bờ cho biết: Chiếc ghe đó chở hàng từ cảng Bến Kéo về miền Tây, bị kẹt từ trưa đến giờ. Chắc hết dầu luôn quá.
“SÔNG CHẾT”
Trên sông Vàm Cỏ đoạn qua xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu, chúng tôi gặp ông Nguyễn Văn Khải, một hộ dân nuôi cá trên sông, ông cho biết: “Lục bình tràn về ngày càng nhiều. Đã thế, người ta còn căng dây ngang sông chặn lục bình ở đoạn sông phía dưới nên trên này càng ứ lại nhiều hơn. Cá nuôi chết hết. Vụ cá này tui trắng tay rồi.
Nguyên nhân chính khiến lục bình phát triển với tốc độ chóng mặt là do hàng chục cơ sở chế biến khoai mì, mủ cao su, đường, ven 2 bờ sông xả nước thải chưa xử lý gây ô nhiễm nguồn nước
Nguồn: nongnghiep.vn