ĐẶC TRỊ ĐẠO ÔN, DƯỠNG XANH LÁ ĐÒNG, KHÔNG GÂY NÓNG LÚA

Bệnh đạo ôn là một loại dịch rất quen thuộc với những biểu hiện phổ biến, bà con dễ dàng để nhận thấy.

Trên lá, vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu xanh xám nhạt, rồi lớn dần có hình thoi, nhọn ở 2 đầu với phần giữa rộng và có màu xám tro, xung quanh nâu đậm, phần tiếp giáp với mô khỏe có màu nâu nhạt.

Khi bệnh nặng, các vết bệnh sẽ nối liền nhau làm lá lúa bị cháy, ngoài ra tại những nơi nhiễm nặng lúa có thể bị cháy rụi hoàn toàn và không có khả năng hồi phục. Với cổ bông, vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu đen tại đoạn cổ giáp với tai lá và lớn dần về sau làm cổ bông khô héo, đồng nghĩa với việc quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá vào hạt bị gián đoạn, bông lúa trắng hoặc lép lửng.

 

 

PGS. TS Phạm Văn Kim cho biết: “ở nhiệt độ dưới 280C, ẩm độ không khí cao thì nấm P.oryzae (tên khoa học của nấm gây bệnh đạo ôn) sẽ phát triển và càng lạnh thì phát triển càng nhanh”. Sự nguy hiểm của đạo ôn ở chổ chúng gây hại từ lá đến cổ lá, cổ bông, nhánh gié rồi cuống hạt và trãi đều từ giai đoạn mạ đến đòng trổ, đe dọa đến năng suất cuối vụ. 

Hiện tại, nhiều trà lúa của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang ở thời kỳ đòng – trổ, đây là giai đoạn vô cùng mẫn cảm với nhiều đối tượng dịch hại và đặc biệt là đạo ôn. Bà con cần ưu tiên lựa chọn giải pháp vừa hiệu quả, vừa an toàn cho sự phát triển của cây lúa vì thời kỳ đòng – trổ mang tính quyết định rất cao đối với năng suất.

 

 

Để quản lý tốt đạo ôn bà con nên chuẩn bị những biện pháp nào?

 

Để quản lý tốt đạo ôn, cần phải vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư rơm rạ, cỏ dại. Không nên gieo sạ quá dày và nên cân đối lượng phân, hạn chế bón thừa phân đạm.

Thăm đồng thường xuyên để theo dõi chặt chẽ ruộng lúa của mình cũng như nhận biết sớm nhất sự xuất hiện của bệnh đạo ôn. Một lưu ý quan trọng để đối phó với đạo ôn là áp dụng phun trị và phun phòng một cách hợp lý. Phun trị đối với đạo ôn lá khi xuất hiện vết chấm kim và phun phòng đối với đạo ôn cổ bông. Vì vết chấm kim là biểu hiện sớm của bệnh đạo ôn, khi vết bệnh khô sớm sẽ không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của lúa, đảm bảo diện tích lá cho sự quang hợp.

Còn trên cổ bông thì nhất định phải phun phòng vì khi vết bệnh đã biểu hiện thì cổ bông sẽ khô dần rồi gãy và không có khả năng phục hồi, bà con nên phun ngừa đạo ôn cổ bông 2 lần, khi lúa trổ xẹt và khi trổ đều.

Bà con có thể lựa chọn và sử dụng sản phẩm TT Keep 300SC trong quản lý bệnh đạo ôn trên lúa. Ưu điểm nổi bật của TT Keep 300SC là sản phẩm với công thức mới đặc trị bệnh đạo ôn, giúp lá xanh đứng, dọn sạch lá chân, sử dụng rất mát cây, không gây nóng lúa.

TT Keep 300SC phù hợp với sự đa dạng trong hình thức phun, bà con có thể phun bình tay, bình máy, phun dàn và đặc biệt là phun bằng máy bay vì đây là sản phẩm dạng nước. Để đạt hiệu quả tối ưu, bà con nên phun TT Keep 300SC với liều lượng 50ml/bình 25L.

 

 

TT Keep 300SC là một giải pháp hữu hiệu trong quản lý bệnh đạo ôn với hiệu lực kéo dài, an toàn cho cây lúa. Sản phẩm phù hợp với xu hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại, đảm bảo cho sự phát triển của cây lúa ở những thời kỳ cực trọng và giúp bà con an tâm hơn trong canh tác.

  • Xem thêm chi tiết tại Link bên dưới: 

 

 

Cần Thơ, ngày 13 tháng 02 năm 2023