GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ CHÁY BÌA LÁ TRONG MÙA MƯA
Thời tiết ẩm thấp và mưa nhiều như những ngày qua đã tạo nên nhiều áp lực cho bà con trong canh tác lúa. Trong đó, vấn đề cháy bìa lá vi khuẩn là một điều rất đáng lo ngại.
Theo PGS.TS Phạm Văn Kim: “Bệnh cháy bìa lá là bệnh do vi khuẩn gây ra, vi khuẩn gây bệnh cháy bìa lá có đuôi nên bơi rất giỏi trong nước, do đó bệnh này phát triển trong mùa mưa nhiều hơn trong mùa nắng. Vi khuẩn gây bệnh cháy bìa lá sẽ xâm nhập vào lá lúa qua hai con đường là: khí khổng và vết thương”.
Vi khuẩn gây bệnh cháy bìa lá có tên là Xanthomonas oryzae và sinh sôi nảy nở trong mạch nhựa của cây lúa. Theo sự ghi nhận của các tài liệu chuyên môn thì vi khuẩn này gây hại quanh năm và lưu tồn từ vụ này sang vụ khác. Mật số vi khuẩn tăng lên theo thể thức nhân đôi do đó nếu điều kiện phù hợp thì sự sinh sôi của chúng là rất đáng lo ngại. Khi vi khuẩn đã phát triển trong mạch nhựa đủ mật số (103 tế bào trở lên) chúng sẽ lan vào bó mạch, ứa dịch ra ngoài và tiết chất độc làm lá lúa bị bệnh, biểu hiện thành vết cháy.
Trên phiến lá thì bệnh cháy bìa lá thường có một vài triệu chứng điển hình.Đầu tiên là vết cháy dọc 2 bên rìa lá, bệnh thường bắt đầu ở chóp lá rồi cháy dần xuống, vết cháy sẽ có màu vàng hoặc hơi đỏ và khi cháy nặng sẽ cháy khô thành màu xám bạc. Trường hợp thứ 2 là khi vi khuẩn xâm nhập ở giữa lá thì từ đó nó sẽ lan dần ra thành vết bệnh. Khi vi khuẩn phát triển và biểu hiện thành bệnh thì vùng bệnh phát triển dần ra, vùng mô tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khỏe bị úng nước. Trên các vết bệnh mới, vào sáng sớm bà con có thể thấy các giọt vi khuẩn đục hay vàng sẽ ứa ra trên mặt lá.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam thì giai đoạn đẻ nhánh và đòng – trổ đang chiếm phần lớn mà bệnh cháy bìa lá lại phát triển mạnh ở 2 giai đoạn này, nặng nhất là khi lúa đòng – trổ. Mưa nhiều trong những ngày gần đây dễ làm cho lá xuất hiện nhiều vết thương và những giọt vi khuẩn cũng sẽ theo nguồn nước mà lan rộng. Nếu bệnh tấn công khi lúa trổ sẽ làm cho lá đòng hư hại, khiến hạt lúa bị lem lép, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Để ứng phó với tình trạng này, Công ty TNHH TM Tân Thành mang đến cho bà con giải pháp Chubeca 1.8SL thế hệ mới kết hợp Biomycin 40.5WP với tên gọi “dày lá kháng khuẩn”, giải pháp này ngoài việc quản lý cháy bìa lá nói riêng còn giúp bà con đặc trị lem lép hạt nói chung, đặc biệt là lép vàng vi khuẩn và bên cạnh đó là cộng hưởng để phòng trừ đạo ôn, khô vằn.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam thì giai đoạn đẻ nhánh và đòng – trổ đang chiếm phần lớn mà bệnh cháy bìa lá lại phát triển mạnh ở 2 giai đoạn này, nặng nhất là khi lúa đòng – trổ. Mưa nhiều trong những ngày gần đây dễ làm cho lá xuất hiện nhiều vết thương và những giọt vi khuẩn cũng sẽ theo nguồn nước mà lan rộng. Nếu bệnh tấn công khi lúa trổ sẽ làm cho lá đòng hư hại, khiến hạt lúa bị lem lép, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Để ứng phó với tình trạng này, Công ty TNHH TM Tân Thành mang đến cho bà con giải pháp Chubeca 1.8SL thế hệ mới kết hợp Biomycin 40.5WP với tên gọi “dày lá kháng khuẩn”, giải pháp này ngoài việc quản lý cháy bìa lá nói riêng còn giúp bà con đặc trị lem lép hạt nói chung, đặc biệt là lép vàng vi khuẩn và bên cạnh đó là cộng hưởng để phòng trừ đạo ôn, khô vằn.
Chubeca 1.8SL và Biomycin 40.5WP – Dày lá kháng khuẩn