Năm mới ngày càng đến gần, để bà con có thể vui xuân đón Tết thật trọn vẹn thì cây lúa phải khỏe mạnh, đồng nghĩa với việc đồng ruộng phải sạch sâu bệnh. Hiện tại, có nhiều trà lúa tại các tỉnh đang bước vào giai đoạn kiến tạo năng suất, đó là đòng – trổ. Trong số rất nhiều dịch hại quan trọng thì cháy bìa lá và lép vàng vẫn luôn là đối tượng ảnh hưởng lớn tới năng suất vì tấn công trực tiếp đến lá lúa và bông lúa. Vì cháy bìa lá và lép vàng trên lúa do vi khuẩn gây ra, kèm theo sức ảnh hưởng lớn, dễ bùng phát trên diện rộng nên kỹ thuật quản lý luôn cần sự đúng đắn cũng như khoa học.
Nguyên nhân gây ra bệnh cháy bìa lá và lép vàng trên lúa.
Vài năm trở lại đây, điều kiện canh tác ngày càng khắc nghiệt khi thời tiết thay đổi bất thường, mùa vụ liên tục, dinh dưỡng tự nhiên không còn dồi dào đã làm dịch hại có cơ hội xâm nhiễm và phát triển mạnh, trong đó có bệnh hại vi khuẩn, điển hình là cháy bìa lá và lép vàng. Tần suất và mức độ gây hại theo ghi nhận là tăng lên rất nhiều qua các năm, bằng chứng là có rất nhiều diện tích lúa của nhà nông đã và đang rơi vào cảnh khô héo, thất thoát trầm trọng năng suất do mất nhiều diện tích quang hợp trên lá lúa cũng như tình trạng hạt lúa bị lép trầm trọng. Xanthomonas oryzae là tác nhân gây bệnh cháy bìa lá và lép vàng, vi khuẩn này sẽ phát sinh và nhân mật số bên trong mạch nhựa của cây lúa, khi đạt đủ ngưỡng sẽ biểu hiện thành vết bệnh. Đây là loại vi khuẩn có khả năng bơi giỏi do có đuôi và tăng mật số rất nhanh theo thể thức nhân đôi nên nhà nông không thể lơ là.
Để gia giảm tối đa thiệt hại do cháy bìa lá lúa và lép vàng gây ra thì trước nhất bà con phải thăm đồng thường xuyên và cân đối nguồn dinh dưỡng cung cấp vào cây. Bởi vì khi theo dõi đồng ruộng sát sao sẽ giúp bà con phát hiện sớm biểu hiện ban đầu của vết bệnh cháy bìa lá cũng như phun ngừa lép vàng đúng thời điểm, từ đó giúp cho việc quản lý bệnh vi khuẩn vừa hiệu quả cao mà lại tiết kiệm, hạn chế sự lan nhanh trên diện rộng và không ảnh hưởng đến năng suất. Đối với vấn đề bổ sung dinh dưỡng cho cây thì bệnh vi khuẩn sẽ phát triển mạnh trên lúa thừa đạm, do đó bà con nên cân đối lượng phân theo nhu cầu của cây.
Giải pháp sạch khuẩn đứng bệnh.
Để đạt hiệu quả phòng trị cao đối với bệnh vi khuẩn, bà con có thể áp dụng giải pháp “Sạch khuẩn – đứng bệnh” với sản phẩm TT Biomycin 40.5WP. TT Biomycin 40.5WP là sản phẩm đặc trị vi khuẩn, với hoạt chất Bronopol có tác động tiếp xúc và nội hấp cực mạnh sẽ làm tê liệt màng tế bào, phá vỡ cấu trúc màng tế bào vi khuẩn; thuốc tác động nhanh nên tiêu diệt triệt để vi khuẩn giúp chặn đứng lây lan làm khô nhanh vết bệnh, không cho vi khuẩn tấn công sang vùng lúa chưa nhiễm bệnh. TT Biomycin 40.5WP với hiệu lực kéo dài giúp bảo vệ lúa khỏi sự tấn công của vi khuẩn, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư. Liều dùng sản phẩm TT Biomycin 40.5WP là 18g/bình 25L, bà con nên phun khi vết bệnh cháy bìa lá chớm xuất hiện, bên cạnh đó cần phun ngừa ở thời điểm trổ lẹt xẹt và trổ đều để phòng lép vàng.
Thông tin chi tiết về giải pháp quản lý bệnh vi khuẩn nói riêng và dịch hại nói chung, nhà nông vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1083 (miễn cước) để được tư vấn và hỗ trợ.
Cần Thơ, ngày 23 tháng 01 năm 2024