Biện pháp quản lý cỏ sót “cỏ đuôi phụng, lồng vưc ” giai đoạn Lúa sau cấy dặm trên vùng đất khó quản lý nước, đất nhiễm phèn vụ lúa hè thu 2013
Các vùng thấp, trũng, tích tụ độc tố làm đất trở nên chua phèn chiếm hơn 55% diện tích toàn tỉnh, rất bất lợi trong tổ chức sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với nghề trồng lúa nước truyền thống của người dân Nam Bộ.
Theo nông dân Lê Văn Lợt (Ấp Kênh Nhà Thờ, Tân Thạnh, Long An). Một năm có 2 vụ lúa chính Đông Xuân và Hè Thu, vụ lúa Hè Thu bà con tốn rất nhiều chi phí quản lý cỏ do điều kiện đất khó giữ nước, đất nhiễm phèn.
Cũng theo nông dân Lợt – TTF Dự bị của Công ty Tân Thành, để quản lý cỏ sót ông tư vấn nông dân phun thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm Push 330EC, ông từng tư vấn cho một nông dân ở cạnh nhà ông xử lý cỏ sót trên 3 ha vụ lúa Hè Thu 2013 rất đạt, lúa 37 ngày sau sạ cỏ sót rất nhiều nếu mướn công nhổ phải mất ít nhất 2 triệu (10 ngày công/3 ha), thấy vậy ông mạnh dạn tư vấn nông dân phun Push 330EC liều 120 ml/bình 16 lít, phun 6 bình theo lượng cỏ sót trên 3 ha ruộng chi phí khoảng 600 ngàn đồng, sau khi phun 5 ngày kết quả mang lại rất khả quan. Cây cỏ sinh trưởng bị giảm, rễ đen, thân bị khô đứt thành từng lóng tới gốc khi nắm rút lên, cây lúa phát triển bình thường không thấy bị ảnh hưởng gì. Nhờ vậy nông dân tiết kiệm được hơn 1 triệu đồng công nhổ cỏ.