Khó khăn thực tế trong sản xuất vụ hè thu 2013 và giải pháp tiết giảm chi phí, gia tăng năng suất
Khó khăn thực tế trong sản xuất vụ hè thu 2013 và giải pháp tiết giảm chi phí, gia tăng năng suất

Để làm ra được hạt lúa, hạt gạo người nông dân phải rất vất vả, thức khuya dậy sớm và phải bỏ nhiều công sức vun trồng chăm bón để có được một vụ mùa bội thu. 
Trong quá trình canh tác ngoài việc chăm sóc cho cây lúa khoẻ ngay từ đầu vụ, ở các giai đoạn cực trọng phải tác động đúng lúc, đúng cách để cây lúa có thể cho được bông trĩu hạt góp phần gia tăng năng suất. Bên cạnh đó, giai đoạn thu hoạch cũng là giai đoạn đóng một vai trò quan trọng vào việc bảo vệ năng suất lúa, góp phần vào hiệu quả kinh tế sau một mùa vụ.

Trong vụ Hè Thu 2013 vừa qua ngoài những điểm trình diễn ruộng mẫu tôi có nhận thấy tình hình sản suất trong khu vực (Vị Thuỷ, Châu Thành A, Hậu Giang) có rất nhiều ruộng lúa khi bà con nông dân thu hoạch thì thất thoát rất nhiều, ngoài ra thì chi phí đầu tư cao trong khi với giá lúa bấp bênh thì người nông dân không lời được bao nhiêu, thậm chí không có được lợi nhuận. Việc thu hoạch của bà con cũng gặp phải một số khó khăn:
Thu hoạch không đúng độ chín (lúa quá chín do không có máy cắt hoặc nhân công phải kéo dài thời gian, cũng có trường hợp thu hoạch sớm hơn…).

Lúa bị đổ ngã phải thu hoạch bằng phương pháp thủ công không gặt bằng máy gặt đập liên hợp được. Nếu so ra giữa thu hoạch lúa bằng máy và bằng phương pháp thủ công thì chi phí thu hoạch chênh lệch rất nhiều. Nếu cắt máy thì giá cắt và kéo chỉ khoảng 270.000 – 300.000đ/công sau đó nông dân bán lúa tươi tại ruộng không phải thực hiện nhiều công đoạn, còn thu hoạch bằng thủ công thì giá cắt 1 công lúa bị đổ ngã trung bình khoảng 500.000đ/công, tiền gom lúa 110.000đ/công, tiền suốt (đập) lúa cũng khoảng 110.000đ/công, tổng cộng là 720.000đ/công chưa kể tiền thuê nhân công và tiền sấy lúa vì lúa gặt bằng phương pháp thủ công khó bán lúa tươi tại ruộng nếu có bán được thì giá cũng rẻ hơn nhiều so với lúa cắt máy.
Ngoài ra, vụ Hè thu này giá lúa rẻ và thương lái tìm mua giống IR50404, còn một số giống lúa dài ngày thì không mua hoặc mua với giá rẻ, nông dân không bán được phải mang về phơi, không có chỗ phơi phải đem sấy nhưng do thời tiết cuối vụ Hè Thu mưa nhiều nên lò sấy đầy lúa phải đợi vài ngày mới sấy được làm ảnh hưởng đến phẩm chất lúa gạo từ đó cũng bán không được giá cao.
Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để tiết giảm được chi phí đầu tư để bà con nông dân sẽ có được lợi nhuận nhiều hơn mà năng suất vẫn đảm bảo. Dưới đây là một số biện pháp giúp bà con nông dân giải quyết vấn đề này:
Biện pháp canh tác:
+ Chọn giống cứng cây.
+ Làm đất bằng phẳng.
+ Mật độ sạ vừa phải.
+ Áp dụng kỹ thuật tưới nước xen kẽ để giúp rễ lúa phát triển tốt bám chặt vào đất, hạn chế đổ ngã.
+ Chăm sóc cây mạ khoẻ ngay từ đầu vụ.
Kỹ thuật bón phân:
+ Bón phân cân đối, không bón thừa phân đạm.
+ Bón phân đợt 1 cung cấp thêm Kali.
Thuốc bảo vệ thực vật:
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng kỹ thuật cũng góp phần giúp bà con nông dân tiết kiệm chi phí và thu hoạch thuận lợi hơn. Khi sử dụng thuốc theo quy trình sức mạnh sinh học của công ty Tân Thành sẽ góp phần giúp bà con tiết giảm được phần nào chi phí đầu tư và gia tăng năng suất cụ thể là:
– Xử lý giống với Plastimula 1SL (20ml thuốc xử lý 10kg giống) sẽ giúp tăng tỷ lệ nảy mầm, tăng sức chống chịu, tăng khả năng kháng bệnh vàng lùn, giảm lượng giống gieo sạ, giảm công cấy dặm, giảm 20% lượng phân bón, cây mạ khoẻ ngay từ đầu vụ, bộ rễ phát triển tốt.
– Giai đoạn lúa 15 – 20 ngày sau sạ phun Plastimula 1SL với liều 20ml/ bình 16 lít, phun 2 bình/1000m2 sẽ giúp lúa phát triển tốt bộ rễ theo chiều dọc lẫn chiều ngang, tăng sức đề kháng, tăng chồi hữu hiệu.
– Giai đoạn làm đòng cũng phun Plastimula 1SL với liều 20ml/ bình 16 lít, phun 2 bình/1000m2 cho đòng to, lá xanh đứng, rễ phát triển bám chặt vào đất.
– Giai đoạn trổ lác đác phun Plastimula 1SL + Chubeca 1.8SL, Plastimula 1SL  với liều 20ml/ bình 16 lít, Chubeca 1.8SL với liều 30ml/ bình 16 lít phun 2 bình/1000m2 sẽ giúp lúa trổ nhanh, tập trung, về sau lúa sẽ chín đồng loạt thuận lợi cho việc thu hoạch, Chubeca 1.8SL chủng ngừa 4 bệnh hại chính trên ruộng giai đoạn lúa trổ là đạo ôn cổ bông, đốm vằn, cháy bìa lá và lem lép hạt, giúp lúa trổ an toàn, sạch bệnh.
– Giai đoạn trổ đều phun Chubeca 1.8SL lần 2 với liều 30ml/ bình 16 lít phun 2 bình/1000m2 chủng ngừa 4 bệnh hại chính trên ruộng giai đoạn lúa trổ là đạo ôn cổ bông, đốm vằn, cháy bìa lá và lem lép hạt.
– Giai đoạn cong trái me phun Lacasoto 4SP với liều 10g/ bình 16 lít, phun 2 bình/ 1000m2 giúp lúa vào gạo nhanh, tăng tuổi thọ lá đòng, lúa chín sớm 3 – 5 ngày, tăng năng suất từ 500 – 900kg/ha.
Một điều nữa mà nông dân đã áp dụng theo quy trình sức mạnh sinh học này rất tâm đắc là thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học không ảnh hưởng đến sức khoẻ và cũng hạn chế ô nhiễm môi trường.

Theo chia sẻ của anh Nguyễn Ngọc Hai (nông dân TTF dự bị khu vực Vị Đông – Vị Thuỷ – Hậu Giang) thì: “Khi làm ruộng mẫu với Công ty Tân Thành tôi nhận thấy chi phí đầu tư giảm hơn so với trước đây, cây lúa khoẻ ngay từ đầu vụ, ít sâu bệnh, trong điều kiện bình thường trước đây chi phí thuốc khoảng 500.000-600.000đ/1000m2 nhưng khi sử dụng thuốc theo quy trình sức mạnh sinh học thì chi phí đầu tư khoảng 350.000 – 450.000đ/1000m2, vụ Hè Thu này lúa tôi thu hoạch được 1050kg/công (giống IR50404), ngoài ra sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học cũng ít ảnh hưởng đến sức khoẻ, môi trường hơn”.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ góp phần giúp bà con nông dân tiết giảm được chi phí, gia tăng năng suất, thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Hậu Giang, Ngày 8 tháng 9 năm 2013
Nhân viên kỹ thuật khu vực Hậu Giang
NGÔ THỊ KIM QUYẾN