Quản lý dịch hại giai đoạn 0 – 20 ngày
Quản lý dịch hại giai đoạn 0 – 20 ngày
Sau khi xuống giống xong đến khi lúa được khoảng 7 đến 10 ngày tuổi thì trên ruộng thường xuất hiện một loại dịch hại mà bất cứ nông dân nào cũng không thích đó là cỏ dại.
Cỏ 2-3 lá còn sót lại sau diệt mầm giai đoạn lúa 7-10 ngày sau sạ
Do đất của nông dân không bằng phẳng nên khi diệt mầm hiệu quả sẽ kém và cỏ sót sẽ mọc lên – đa phần là cỏ đuôi phụng và cỏ lồng vực. Biết được nỗi lo đó của nông dân nên đại diện Công ty Tân Thành, tôi – Phước Nhiều – đã xuống hướng dẫn bà con nông dân khu vực Đồng Tháp sử dụng sản phẩm thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm Push 330EC của Công ty để diệt sạch cỏ dại.
Khi xử lý Push 330 EC bà con mình nên nhớ, sau khi phun Push 330 EC được 24 giờ là phải cho nước vào ngập đọt cỏ thì hiệu quả diệt cỏ sẽ cao hơn. Nếu sạ phân được 2 – 4 ngày rồi phun Push thì hiệu quả diệt cỏ rất cao, do cỏ đang trong giai đoạn sinh trưởng mạnh, phần non càng nhiều thì càng dễ bị tiêu diệt.
Khi xử lý cỏ sót xong thì trong giai đoạn mạ còn một số điều kiện bất lợi như: ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ, các dịch hại như bọ trĩ, sâu cuốn lá… Khi lúa khoảng 15- 20 ngày thì ta sử dụng Plastimula 1SL tăng cường sức sống. Plastimula 1SL sẽ giúp lúa đẻ nhánh cực mạnh, tăng số chồi hữu hiệu, giải độc phèn và ngộ độc hữu cơ. Đặc biệt, Plasti sẽ giúp ta tiết kiệm được lượng phân bón, tiết kiệm chi phí cho bà con nông dân mình. Nếu ruộng bị dịch bọ trĩ gây hại nặng do thời tiết nắng nóng thì có thể kết hợp Plasti cộng với thuốc trừ sâu lá, bọ trĩ có tên Supergen 800WG để xử lý.
Đây là kinh nghiệm Nhiều tiếp xúc và làm thực tế với nông dân trên đồng ruộng ở khu vực Đồng Tháp.
Đồng Tháp, ngày 20 tháng 04 năm 2013
Nhân viên Kỹ Thuật khu vực Đồng Tháp
KS. LÊ PHƯỚC NHIỀU