Quản lý dịch vụ quan trọng giai đoạn Lúa đẻ nhánh
Quản lý dịch vụ quan trọng giai đoạn Lúa đẻ nhánh
Tôi chia sẻ chút ít kinh nghiệm của mình về việc quản lý dịch hại trong vụ Hè Thu 2013 này như sau:
Để quản lý dịch hại có hiệu quả ta phải gieo sạ với mật độ vừa phải, không bón thừa phân đạm, phải cân đối giữa Đạm-Lân-Kali. Phải kết hợp thăm đồng thường xuyên để phát hiện nấm bệnh đúng lúc mà đặc trị. Điều kiện thích hợp cho nấm đạo ôn xuất hiện là nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, mưa nhiều. Khi thấy vết bệnh tấn công ta cần phun thuốc đặc trị ngay bằng thuốc Travil 75WP. Đối với bệnh đạo ôn và vi khuẩn cháy bìa lá trong vụ Hè Thu năm 2012, hai đối tượng này đi chung với nhau gây thiệt hại nặng cho nông dân chúng tôi. Cho nên vụ này khi thấy lúa bị đạo ôn, tôi đã cộng thêm thuốc diệt vi khuẩn TT Basu 250WP chung với Travil 75WP để đặc trị 2 bệnh này.
Anh Phan Văn Tới
Tác hại của nhện gié cũng là đối tượng gây hại nặng trong vụ Hè Thu này. Nhện gié là loại chích hút bẹ lá cây lúa tạo nên vết thâm tím giống vết cạo gió, nó đục vào bên trong sinh sống trong mô của bẹ lá lúa làm cây lúa sinh trưởng kém. Nó tạo vết thương cho nhiều loại nấm và vi khuẩn tấn công gây hại. Điều kiện thuận lợi cho nhện gié gây hại là nắng nóng, khô hạn và lúa chét, lúa rài vụ trước còn sót lại. Thời điểm phun nhện gié tốt nhất là từ 40 – 45 ngày và giai đoạn lúa chuẩn bị trổ bằng thuốc Ameta 150SC hay Focal 80WDG của Công ty Tân Thành.
Nhện gié gây hại
Đối với sâu cuốn lá chúng ta không phun ngừa mà khi thấy có sâu tuổi 1 – 2 thì phun ngay bằng Focal 80WDG.
Rầy nâu có vòng đời từ 25 – 30 ngày, 1 tuổi rầy có màu trắng qua các tuổi sau có màu vàng nâu. Nên phun rầy khi thấy rầy cám xuất hiện bằng thuốc đặc trị và lưu dẫn như TT Osa 50WG không gây nóng lúa giúp lúa trổ an toàn.
Đồng Tháp, ngày 13 tháng 5 năm 2013
Nông dân TTF, MSTTF: DTTTF7, SĐT: 0977 839 863
Địa chỉ: Ấp Cả Cá, Xã Tân Thành A, Huyện Tân Hồng, Tỉnh Đồng Tháp
Anh PHAN VĂN TỚI