Tập quán phòng ngừa đạo ôn cho lúa giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng
Tập quán phòng ngừa đạo ôn cho lúa giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng
Khi lúa được 18-20 ngày, thì nông dân bắt đầu bón phân đợt hai cho cây lúa, đây là giai đoạn giúp cho cây lúa đẻ nhánh, tăng số chồi hữu hiệu cho cây lúa và quyết định số bông sau này nên bà con nông dân bón phân nhiều vào giai đoạn này đặc biệt là phân đạm.
Sau khi bón phân xong 2-3 ngày thì cây lúa bắt phân và phát triển thân lá, kích thích đẻ nhánh.
Bệnh đạo ôn gây hại nặng giai đoạn lúa 30 NSS
Đạo ôn cổ lá trên lúa giai đoạn 38 NSS
Từ quy luật hễ bón phân là lúa xanh, cây phát triển tốt thì dẫn đến thu hút nhiều dịch hại như sâu cuốn lá, đạo ôn… Trong đó, đạo ôn là bệnh gây hại nghiêm trọng cho cây lúa có khi làm mất trắng cho bà con nông dân. Như vậy, sau khi bón phân thì sẽ có bệnh nên có nhiều bà con nông dân đã phun ngừa trước để bảo vệ cây lúa sau khi bón phân đợt 2 từ 5-7 ngày. Đến đợt phân thứ 3 cũng vậy. Điều này giúp cho cây lúa phát triển thuận lợi, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa do bệnh tấn công và sẽ cho năng suất về sau. Tâm lý của Bà con nông dân là phun các loại thuốc rẻ tiền vì giai đoạn này cây lúa vẫn chưa giáp tán, lá ủ chưa nhiều nên ngừa nhẹ mà vẫn đảm bảo được sự phát triển của cây lúa. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến tăng chi phí sản xuất lúa của bà con nông dân, chính vì vây khi phát hiện bệnh thì mới phun thuốc phòng trừ, sẽ giảm bớt chi phí cho bà con và vẫn đảm bảo năng suất lúa sau này.
Vết bệnh đạo ôn khô lại sau 2 ngày phun Travil 75WP
Khi trên ruộng có vết bệnh, tôi đã sử dụng sản phẩm Travil 75WP, kết quả thấy rất hiệu quả. Không cần phun ngừa bởi vì ngay sau khi phun Travil 75WP 36 giờ đã có thể tiêu diệt nấm bệnh đạo ôn và phòng bệnh kéo dài đến 10 ngày nhờ Travil 75WP lưu dẫn bên trong cây.
Kết luận: Do vậy bà con nông dân không nên phun ngừa bệnh đạo ôn cho lúa, chỉ khi nào bệnh xuất hiện trên ruộng mới phun thuốc trừ bệnh, vừa giảm công phun xịt lại giúp giảm chi phí thuốc cho bà con nông dân đặc biệt là giai đoạn lúa còn nhỏ vì cây lúa có khả năng phục hồi rất tốt.
Tiền Giang, ngày 08 tháng 05 năm 2013
Nhân viên kỹ thuật khu vực Tiền Giang
KS. TRẦN VĂN KHANG