SẮP CÓ GIẢI PHÁP
Từ ngót chục năm nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân đưa ra những giải pháp và tiến hành xử lý lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông.
Các cơ quan, ban ngành chức năng tỉnh Tây Ninh cũng đã tốn không ít thời gian và hàng chục tỷ đồng cho việc này. Nhưng chưa có giải pháp nào khả thi.
THẤT BẠI LIÊN TIẾP
Từ năm 2006, tỉnh Tây Ninh đã có những giải pháp xử lý lục bình trên sông. Ban đầu là dùng sức người vớt lục bình. Theo đó, bộ đội khỏe mạnh của Sư đoàn 5 đóng tại Tây Ninh được huy động xuống sông vớt lục bình. Mặc dù, hàng trăm tấn lục bình được vớt lên bờ mỗi ngày, nhưng chẳng thấm tháp gì so với tốc độ phát triển chóng mặt của loại cây này. Cứ sau một đêm, mặt sông lại dày đặc lục bình như chưa có ai đụng đến.
Lão nông Đặng Văn Đảnh và chiếc xuồng với sợi dây chặn lục bình, một giải pháp xử lý lục bình dù khá hay nhưng cũng chưa khả thiGiải pháp được mang ra thử nghiệm trước sự chứng kiến của các cơ quan chức năng và hàng trăm người dân. Kết quả, trong một ngày, lão nông Tư Đảnh cùng 10 thanh niên đã “giải phóng” được mấy chục km dòng sông.
Nhưng do lượng lục bình quá lớn mà năng lực của nhà thầu còn hạn chế nên đơn vị này đã bị tỉnh Tây Ninh xử phạt hơn 330 triệu đồng và cắt hợp đồng.
VÀ GIẢI PHÁP CUỐI CÙNG
Đó là khẳng định của ông Huỳnh Viết Thanh, TGĐ Công ty Hoài Nam – Hoài Bắc, một doanh nghiệp tầm cỡ trong lĩnh vực xử lý môi trường ở TP.HCM khi nói đến giải pháp xử lý lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông.
Rút kinh nghiệm từ những người đi trước, kết hợp công nghệ, giải pháp xử lý môi trường của công ty, ông Thanh đưa ra giải pháp xử lý lục bình theo phương pháp sinh học (ủ kỵ khí) kết hợp với chế phẩm vi sinh tốc độ cao theo cơ chế phát triển sạch CDM.
Ngày 6/6 vừa qua, tỉnh Tây Ninh tiếp tục có buổi hội thảo nhằm tìm giải pháp xử lý triệt để lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông. Tham dự buổi hội thảo, ngoài đại diện Bộ KH-CN, còn có Sở KH-CN, TN-MT, NN-PTNT, GT-VT các tỉnh: Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM, Long An, Hậu Giang… Tại buổi hội thảo này, giải pháp xử lý lục bình của Công ty Hoài Nam – Hoài Bắc đã nhận được sự đồng tình và đánh giá cao của các đại biểu tham dự. |
Theo đó, để thực hiện giải pháp này, cần có 5ha đất ven sông Vàm Cỏ Đông để xây dựng hệ thống gồm hồ chứa lục bình, băng chuyền, 2 hầm biogas (mỗi hầm dài 150m, rộng 100m và sâu 5m).
Trong khi các giải pháp trước kia đều tiêu tốn tiền tỷ thì ông Thanh không yêu cầu tỉnh cấp kinh phí mà chỉ thu tiền xử lý chất thải theo qui định.
Theo:nongnghiep.vn