VÌ ĐÂU NÔNG DÂN LẠI LO NGẠI VỀ MUỖI HÀNH?
“Tôi và những nông dân xung quanh rất là lo ngại về sự gây hại của muỗi hành vì chúng tôi có nghe các nhà khoa học nói muỗi hành thường xuất hiện và gây hại nhiều trong thời gian gần đây”. Trích dẫn ý kiến của anh Phạm Ngọc Bằng, nông dân tại Đồng Tháp. Trong những ngày qua, bà con nông dân tại Đồng Tháp luôn trong tư thế đứng ngồi không yên vì dịch muỗi hành bùng phát và lây lan nhanh chóng khiến chi phí sản xuất tăng vọt mà năng suất thì lại thất thu trầm trọng.
Nếu những bà con có lúa Đông Xuân sớm thu hoạch trước tết với niềm vui trúng mùa trúng giá, thì ngược lại những nhà nông có lúa Đông Xuân muộn hơn tại tỉnh Đồng Tháp đang rất lao đao khi phần lớn diện tích bị muỗi hành gây hại, có những nơi phải trục xới bỏ vì thiệt hại quá nhiều mà cũng không còn vốn để cứu lúa.
Nhà nông Nguyễn Văn Minh phải xới bỏ gần 80 công lúa vì muỗi hành tấn công quá nặng, mặc dù lúa đã 70 ngày tuổi
(Nguồn: Truyền Hình Đồng Tháp)
Muỗi hành thực chất là loại côn trùng gây hại không hề xa lạ với quý bà con, chúng đã xuất hiện cách đây nhiều năm nhưng chúng ta không nhắc đến nhiều bởi vì những năm trước muỗi hành không gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất, chỉ có thời gian gần đây muỗi hành ngày càng xuất hiện nhiều và gây hại trên nhiều địa phương với những diễn biến phúc tạp cũng như gây ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất lúa của bà con khiến nông dân quan tâm và lo lắng nhiều hơn.
Gần đây, với điều kiện thời tiết thất thường cộng với vấn đề canh tác liên tục, không có thời gian nghỉ giữa hai vụ đã khiến cho dịch hại có cơ hội lưu tồn và lây lan nhanh. Trong đó, muỗi hành là một điển hình. Muỗi hành hay còn gọi là muỗi năn (sâu năn) vì khi chúng tấn công vào cây lúa sẽ khiến hình thái của cây lúa bị biến dạng giống như lá hành hay lá năn. Thời tiết có mưa, sương mù, ngày nắng yếu, có mây âm u và ẩm độ 85%-95%, nhiệt độ 26-30oC là điều kiện rất thuận lợi cho muỗi hành phát triển. Ngoài lúa thì muỗi hành lưu trú ở lúa cỏ (lúa rài), cỏ dại quanh bờ.
Sự nguy hiểm của muỗi hành nằm ở chỗ chúng sẽ đẻ trứng trên phiến lá nhưng khi nở thành ấu trùng thì sẽ di chuyển dần xuống đỉnh sinh trưởng và chích hút, đồng thời sẽ tiết ra nước bọt khiến bẹ lá non mọc dài thành ống tròn, phiến lá chỉ còn là một phần nhỏ ở đầu ống mà thôi. Nếu chồi chính bị tấn công thì sẽ kích thích cây lúa mọc nhiều chồi mới nhưng đôi khi chỉ là chồi vô hiệu hoặc nếu không phát hiện sớm những chồi non khác cũng tiếp tục bị tấn công, gây mất năng suất nặng nề. Nhưng nếu trời nắng nóng không có sương thì muỗi hành sẽ không gây hại được vì khi không có giọt nước, giọt sương thì ấu trùng sẽ không thể nhờ vào đó mà di chuyển xuống đỉnh sinh trưởng.
Chắc hẳn bà con nào cũng muốn có biện pháp phòng trị muỗi hành hiệu quả. Theo các nhà chuyên môn, việc làm đầu tiên luôn là biện pháp canh tác của bà con. Trước hết phải dọn sạch cỏ quanh ruộng, diệt trừ lúa rài, lúa chét để hạn chế sự lưu trú của muỗi hành, không bón quá nhiều phân đạm và cần thăm đồng thường xuyên để phát hiện sự xuất hiện sớm của đối tượng này và có thể kết hợp phun sớm khi sâu non mới nở để tránh sự xâm nhập của chúng vào cây lúa. Còn khi muỗi hành đã cuốn bẹ lá thành cọng hành dài thì bà con không nên phun thuốc nữa, bởi vì từ khi muỗi hành xâm nhập vào đỉnh sinh trưởng của cây lúa đến khi hình thành cọng hành dài là khoảng 15 – 17 ngày, nếu bà con phát hiện và thấy rõ trên ruộng có nhiều ống hành thì tức là chúng đã tấn công rất lâu, lúc này phun thuốc sẽ hoàn toàn không mang lại hiệu quả mà còn diệt luôn nguồn thiên địch quý giá trên đồng ruộng, khiến cho muỗi hành lại có cơ hội gây hại mạnh hơn vì không có thiên địch khắc chế.
Nếu phát hiện sớm khi sâu non mới nở thì bà con có thể sử dụng Supergen 5SC và Focal 80WG để tiêu diệt sâu non, hạn chế chúng chích hút đỉnh sinh trưởng và gây hại cây lúa.
Mọi thông tin chi tiết về cách quản lý dịch hại hiệu quả, quý bà con vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1083 để được tư vấn và hỗ trợ.