Cỏ dại luôn là đối tượng đáng ngại trong canh tác lúa, nếu không quản lý theo hướng đúng đắn thì rất dễ khiến chi phí đầu tư tăng mạnh mà hiệu quả đạt được lại không cao.
Những đặc điểm điển hình thể hiện tầm nguy hiểm của cỏ dại:
1.Cỏ dại khi tồn tại trên ruộng sẽ cạnh tranh với lúa về ánh sáng, dinh dưỡng và nước làm cho lúa không đủ điều kiện sinh sống từ đó sinh trưởng và phát triển kém, năng suất thấp dần, phẩm chất khi thu hoạch cũng giảm sút.
2.Cỏ dại là ký chủ rất tốt cho sâu bệnh, góp phần tạo điều kiện sinh thái phù hợp cho sự phát triển của dịch hại. Khi ruộng có nhiều cỏ dại thì ẩm độ và nhiệt độ cũng thay đổi, sâu bệnh cũng nhờ đó mà phát triển mạnh.
3.Quá trình thích nghi và chọn lọc tự nhiên lâu đời khiến cho khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi của cỏ dại tốt hơn cây trồng khác rất nhiều. Cỏ dại có sức sống rất mãnh liệt, sống lâu, phát triển rất nhanh nên khâu phòng trừ thường gây ra nhiều tốn kém.
4.Có sự đa dạng hình thức sinh sản và ra hoa kết hạt quanh năm, giúp cỏ dại có thể thích ứng với các điều kiện tự nhiên để luôn có mặt trên đồng ruộng. Chúng có khả năng nhân giống cao thể hiện qua số hạt sinh sản hữu tính và số mầm ngủ sinh sản vô tính. Khi chín hạt cỏ lại chín không đều và rất dễ rụng làm kéo dài thời gian phóng thích hạt dẫn đến cỏ mọc mầm không tập trung, mọc rải rác.
5.Có thời gian ngủ nghỉ (miên trạng) tức là giữ sức nẩy mầm trong thời gian tương đối dài chờ đến khi có điều kiện thích hợp sẽ sinh sôi phát triển.
Làm sao để Quản lý cỏ dại hiệu quả?
Cần kết hợp giữa kỹ thuật canh tác và biện pháp hóa học một cách nhịp nhàng. Vài việc làm nằm trong tầm tay bà con nhưng lại góp phần không nhỏ trong khâu quản lý cỏ dại. Hạt giống gieo sạ thì bà con nên chọn sản phẩm được cung cấp từ đơn vị uy tín để vừa đảm bảo về độ nảy mầm, chất lượng và đặc biệt là không lẫn hạt cỏ cũng như sạch bệnh. Ngoài ra, cần làm sạch dụng cụ và dọn sạch cỏ bờ để hạn chế sự sinh trưởng, phát tán của cỏ dại. Làm đất bằng phẳng để quản lý tốt nguồn nước trong ruộng là một bước đi có thể gọi là vô cùng quan trọng đối với khâu phòng trừ cỏ dại, việc làm này góp phần vùi sâu hạt cỏ, hạn chế sự nảy mầm, đồng thời khi ruộng bằng phẳng và đủ ẩm sẽ tối ưu hiệu quả của thuốc.
Push 330 OD quản lý cỏ hậu nảy mầm an toàn và hiệu quả.
2 loại cỏ hậu nảy mầm nguy hiểm trên ruộng lúa mà chúng ta rất dễ nhận thấy chính là lồng vực và đuôi phụng. Push 330 OD của Công ty TNHH TM Tân Thành là thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm, đặc trị lồng vực và đuôi phụng, sản phẩm đã có mặt trên thị trường rất lâu và luôn nhận được sự tín nhiệm của bà con từ hiệu quả diệt cỏ cũng như tính an toàn cho cây lúa. Hoạt chất Cyhalofop butyl trong sản phẩm sẽ thấm sâu vào mô cây cỏ, ức chế sự phát triển và khiến cỏ lụi dần rồi chết, đặc biệt dù bà con có tăng liều dùng hoặc phun chồng lối, chồng mí cũng sẽ không ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của cây lúa. Thời điểm thích hợp nhất để phun Push 330OD là từ 7 – 10 ngày sau sạ (khi cỏ từ 2 – 3 lá), phun càng sớm hiệu quả diệt cỏ sẽ càng cao.
Mọi thông tin chi tiết về chương trình cũng như kỹ thuật canh tác, quý bà con vui lòng liên hệ tổng đài 𝟭𝟴𝟬𝟬𝟭𝟬𝟴𝟯 để được tư vấn và hỗ trợ.
Cần Thơ ngày 10 tháng 12 năm 2020