Chủ động phòng sâu ăn bông, sâu đục quả trên sầu riêng

Chủ động phòng sâu ăn bông, sâu đục quả trên sầu riêng

Sâu ăn bông và sâu đục quả sầu riêng là những đối tượng dịch hại nguy hiểm, gây thiệt hại nghiêm trọng cho vườn sầu riêng, đặc biệt trong giai đoạn cây ra hoa, đậu trái.

Chủ động phòng sâu ăn bông, sâu đục quả trên sầu riêng

Tác hại của sâu ăn bông, sâu đục quả sầu riêng

Sâu ăn bông tấn công nụ hoa, cuống hoa, khiến bông bị héo, khô rụng, làm giảm tỷ lệ đậu trái.

 

Chủ động phòng sâu ăn bông, sâu đục quả trên sầu riêng

 

Sâu đục quả đục vào vỏ trái, ăn phần thịt quả, làm quả hư hỏng, dễ rụng và tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh thối trái phát triển.

 

Chủ động phòng sâu ăn bông, sâu đục quả trên sầu riêng

 

Nếu không chủ động phòng ngừa từ sớm, sâu hại sẽ gây tổn thất sản lượng 30–70%, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của nhà vườn.

Dấu hiệu nhận biết sâu ăn bông, sâu đục quả sầu riêng

Sâu ăn bông

Quan sát thấy bông héo rũ, khô đen hoặc rụng sớm bất thường.

Kiểm tra bên trong bông có thể thấy ấu trùng màu trắng ngà, nhỏ, đang ăn phá.

 

 

Sâu đục quả

Trái non có vết chích nhỏ, tiết nhựa hoặc có vết phân sâu màu nâu bám ngoài vỏ.

Quả có dấu hiệu méo mó, phát triển bất thường, dễ rụng hoặc thối nhũn do nhiễm nấm bệnh sau khi sâu phá hại.

 

 

Nguyên nhân và điều kiện phát sinh sâu ăn bông, sâu đục quả sầu riêng

Thời tiết nóng ẩm sau mưa là điều kiện thuận lợi cho sâu hại phát sinh.

Mật độ vườn quá dày, thiếu thông thoáng cũng làm sâu phát triển mạnh.

Không vệ sinh vườn sau thu hoạch, để tồn lưu mầm bệnh và sâu hại.

Không phòng trừ sâu đúng thời điểm, để sâu kịp phát triển qua nhiều lứa.

Giải pháp chủ động phòng trừ sâu ăn bông, sâu đục quả sầu riêng

Quản lý vườn khoa học giúp hạn chế sự tấn công của sâu ăn bông, sâu đục quả sầu riêng.

Tỉa cành, tạo tán cho vườn thông thoáng, hạn chế nơi trú ngụ của sâu. Vệ sinh vườn kỹ sau mỗi vụ thu hoạch: dọn sạch hoa, quả rụng.

 

 

Bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm, vì cây mềm yếu dễ bị sâu tấn công.

Theo dõi và phát hiện sớm là bước đi không thể thiếu trong hành trình quản lý dịch hại sầu riêng nói chung và sâu ăn bông, sâu đục quả nói riêng.

 

 

Thường xuyên kiểm tra nụ hoa, bông hoa và trái non để phát hiện dấu hiệu sâu gây hại càng sớm càng tốt. Nếu có thể, nhà vườn hãy đặt bẫy đèn hoặc bẫy pheromone để theo dõi mật độ sâu trưởng thành (bướm đêm).

Kết hợp thêm biện pháp sinh học tự nhiên như bảo tồn thiên địch (ong ký sinh, kiến vàng) để hỗ trợ kiểm soát sâu hại.

Diệt sâu ăn bông, sâu đục quả với giải pháp Flagrole 20WG

Flagrole 20WG là lựa chọn phù hợp của nhà vườn trong quản lý sâu ăn bông và sâu đục quả sầu riêng.

 

Chủ động phòng sâu ăn bông, sâu đục quả trên sầu riêng

 

Flagrole 20WG với hiệu quả cao và kéo dài, không gây nóng bông nóng quả. Sản phẩm không gây mùi khó chịu, an toàn cho môi trường và người sử dụng, đồng thời dễ phối trộn với thuốc khác.

Liều lượng sử dụng Flagrole 20WG là 50g/phuy 200 lít. Định kỳ phun là 7 – 10 ngày/lần từ khi ra mắt cua.

Sâu ăn bông và sâu đục quả sầu riêng là những đối tượng nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể quản lý hiệu quả nếu nhà vườn chủ động.

 

 

Việc quản lý đúng cách 2 đối tượng sâu ăn bông, sâu đục quả sầu riêng không chỉ giúp giữ vững sản lượng và chất lượng trái sầu riêng mà còn giúp nhà vườn giảm chi phí, tăng lợi nhuận bền vững.

 

 

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp các thắc mắc, quý nhà vườn hãy liên hệ ngay tổng đài 1800 1083 (miễn cước) hoặc nhắn tin vào các nền tảng facebook, zalo, tiktok, youtube của Công ty TNHH TM Tân Thành để được tư vấn và hỗ trợ.

 

Cần Thơ, ngày 08 tháng 05 năm 2025