Hai cô chú sống trong căn nhà ấy từ năm 1993, căn nhà lá được cất tạm bợ trên đất của người dân địa phương tốt bụng giờ đã xụp xệ không đủ che mưa che nắng.
Khi được hỏi về gia cảnh, ánh mắt đượm buồn, cô tâm sự: Chú thì bị bệnh, mắt nhìn không rõ, đi lại khó khăn, chỉ có cô làm thuê cho người ta nhưng thỉnh thoảng mới có việc làm kiếm được vài chục ngàn, nhưng mùa nước lên thì lại chẳng có việc để làm, không còn cách nào khác cô chú phải đến những người quen để xin ăn qua ngày. Tuy cô chú có 3 người con, nhưng họ đều ở xa và cũng nghèo khổ, không giúp đỡ được gì cho cô chú.
Nhìn thấy hoàn cảnh cơ cực của cô chú mà đoàn chúng tôi thấy xót xa.
2. Hộ chú Bùi Văn Lâm, 50 tuổi, thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Tuy đã 83 tuổi và chân đã yếu, nhưng cụ Ánh vẫn phải chống gậy đi bán vé số vào mỗi buổi sáng để phụ kiếm chút tiền lo cho anh Vinh nằm viện.
4.Hộ chị Lê Thị Phương, 36 tuổi, ấp Phú Thuận, xã Tây Phú, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Nỗi đau mất chồng, mất cha là một cú sốc lớn đối với hai mẹ con chị Phương, nguồn thu nhập chính của gia đình đã không còn, gánh nặng bây giờ đặt trên vai của chị, và tương lai của bé rồi sẽ ra sao?
Anh Đương bị tật ở chân, hằng ngày anh đi phụ hồ cho người ta, kiếm được khoảng 50 ngàn đồng một ngày nhưng công việc không ổn định, bữa có bữa không.
Cụ sống một mình, già yếu và bệnh tật, không còn sức lao động, hằng ngày chỉ lủi thủi trong căn nhà nhỏ yếu ớt, sống nhờ vào lòng thương của mọi người xung quanh.
Cụ Ngọc chia sẻ: cụ cũng có con có cháu nhưng mỗi đưa một nơi, cuộc sống tụi nó cũng đói khổ nên không ai nuôi cụ, cụ đi khắp nơi, nay ở nhờ nhà này mai ở đậu nhà kia. Cách đây 2 năm, có gia đình đi làm xa, nhà để không nên cho cụ ở nhờ.
Nghe cụ Tư tâm sự: Cụ giờ đã già, không còn sức lao động, hằng ngày bà con thương tình cho gì ăn nấy.