CÔN TRÙNG GÂY HẠI BỘC PHÁT Ở NHIỀU ĐỊA PHƯƠNG
Trong thời gian gần đây, các loại côn trùng gây hại không chỉ xuất hiện ngày càng sớm hơn và nhiều hơn mà còn rất khó phòng trị triệt để nếu không áp dụng đúng kỹ thuật ngay từ đầu vụ, dẫn đến chi phí đầu tư tăng vọt. Điển hình là muỗi hành, rầy nâu, kèm theo đó là nguy cơ lan truyền bệnh virus và có thể bộc phát bất cứ lúc nào.
Nhà nông Nguyễn Văn Thuyên tại Kiên Giang cho biết: “Rầy nâu gần đây bộc phát và gây hại rất nhiều, cộng thêm là muỗi hành cũng xuất hiện, nên nông dân rất lo lắng”. Trên mảnh ruộng 40 ngày sau sạ của anh Thuyên, rất dễ dàng để nhận biết sự gây hại của muỗi hành, rầy nâu. Nhiều chồi lúa bị cuộn tròn với những vỏ nhộng còn sót lại ở phía trên, khi dùng tay vạch lúa thì lại thấy rất nhiều rầy nâu đang chích hút. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của những chồi lúa bị nhiễm bệnh virus, cụ thể là bệnh vàng lùn muộn (hay còn gọi là vàng cao).
Muỗi hành và vỏ nhộng
Rầy nâu và bệnh virus
Nếu nhìn nhận nguyên nhân dẫn đến thực trạng gây hại ngày một phức tạp của sâu bệnh thì một trong những yếu tố mang tính chất quyết định chính là tập quán canh tác của bà con. Tình trạng gieo sạ quá dày và bón thừa phân đạm vẫn hiện hữu ở rất nhiều nơi, mặc dù các nhà khoa học đã rất nhiều lần chỉ ra tác hại của chúng. Sạ dày và bón thừa đạm sẽ khiến cho thời gian giáp tán bị rút ngắn, thân cây yếu ớt, lá lúa to nhưng không thẳng đứng, dẫn đến tác nhân gây hại rất dễ tấn công và xâm nhiễm vào cây lúa.
Để quản lý tốt dịch hại thì ngay từ đầu vụ bà con phải chú ý các biện pháp tiền đề về giống, mật độ sạ, thời điểm xuống giống để né rầy, làm đất kỹ, bón phân cân đối nhằm cắt đứt sự lưu tồn của mầm bệnh cũng như đạt sự hài hòa giữa chi phí và lợi nhuận. Riêng với rầy nâu và bệnh virus thì bên cạnh những biện pháp đã nêu, bà con cần chú ý phun trị bằng sản phẩm TT-Led 70WG khi rầy nâu đạt mật số 3con/tép và kết hợp sử dụng Plastimula 1SL để giúp cây lúa khỏe mạnh, tăng khả năng đề kháng và chống chịu để dễ dàng vượt qua hoặc hạn chế sự biểu hiện của bệnh virus khi chúng tấn công.
Nếu nhìn nhận nguyên nhân dẫn đến thực trạng gây hại ngày một phức tạp của sâu bệnh thì một trong những yếu tố mang tính chất quyết định chính là tập quán canh tác của bà con. Tình trạng gieo sạ quá dày và bón thừa phân đạm vẫn hiện hữu ở rất nhiều nơi, mặc dù các nhà khoa học đã rất nhiều lần chỉ ra tác hại của chúng. Sạ dày và bón thừa đạm sẽ khiến cho thời gian giáp tán bị rút ngắn, thân cây yếu ớt, lá lúa to nhưng không thẳng đứng, dẫn đến tác nhân gây hại rất dễ tấn công và xâm nhiễm vào cây lúa.
Để quản lý tốt dịch hại thì ngay từ đầu vụ bà con phải chú ý các biện pháp tiền đề về giống, mật độ sạ, thời điểm xuống giống để né rầy, làm đất kỹ, bón phân cân đối nhằm cắt đứt sự lưu tồn của mầm bệnh cũng như đạt sự hài hòa giữa chi phí và lợi nhuận. Riêng với rầy nâu và bệnh virus thì bên cạnh những biện pháp đã nêu, bà con cần chú ý phun trị bằng sản phẩm TT-Led 70WG khi rầy nâu đạt mật số 3con/tép và kết hợp sử dụng Plastimula 1SL để giúp cây lúa khỏe mạnh, tăng khả năng đề kháng và chống chịu để dễ dàng vượt qua hoặc hạn chế sự biểu hiện của bệnh virus khi chúng tấn công.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm và cách quản lý dịch hại hiệu quả, quý bà con vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1083 để được hỗ trợ.
Cần Thơ, ngày 02 tháng 01 năm 2018