ĐẦU VỤ LÚA HÈ THU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐỂ TÂM

Rất nhiều bà con ở các địa phương đã xuống giống vụ Hè Thu cho hay rằng, hiện tại thì cây lúa đang phải đối mặt với tình trạng kém phát triển, chậm hấp thu phân bón, không tươi tốt, côn trùng đầu vụ như bọ trĩ (bù lạch) cũng được dịp phát triển vì chúng rất thích tiết trời khô hanh. Nghiêm trọng hơn, khi nắng nóng kéo dài còn khiến cho vấn đề quản lý nước gặp nhiều khó khăn, ruộng thường xuyên không đủ độ ẩm.

 

 

Nắng nóng kéo dài khiến lúa dễ bị sốc, bị stress và không hấp thu phân bón. Về đối tượng bọ trĩ (bù lạch) nếu tấn công mạnh sẽ làm lá non bị khô vàng dần, lúa còi cọc do chúng gây hại bằng cách chích hút nhựa. Còn về vấn đề ruộng khó quản lý nước, thường khô hạn khiến cho cỏ dại dễ sinh sôi, nhất là ở những nơi đất gò.

Những vấn đề trên đã gây nên tác động rất lớn cho đồng ruộng và khiến cho bà con tốn kém nhiều chi phí đầu tư nhưng lại không đạt hiệu quả trong việc chăm sóc lúa đầu vụ. Rất nhiều bà con vì quá lo lắng cho cây lúa, thấy lúa suy yếu, không phát triển nên đã nôn nóng và tăng cường thật nhiều lượng phân bón xuống đồng ruộng với mong muốn cây sẽ đủ dinh dưỡng để phát triển. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thì tầm quan trọng của bộ rễ cần được chú trọng ngay thời điểm này để là tiền đề góp phần cường lực cho cây lúa có sức khoẻ tốt trước những bất lợi.

Theo khoa học, bên cạnh việc bổ sung dưỡng chất ngay từ đầu thì rễ cây lúa phải sớm lấy được nguồn dinh dưỡng đó để cây phát triển. Như khuyến cáo trên thì bà con có thể thấy bộ rễ khỏe lúc nào cũng là một tiền đề quan trọng được nhắc đến. Rễ lúa thuộc dạng rễ chùm, khi còn non có màu trắng sữa, đến khi trưởng thành sẽ có màu vàng nâu rồi nâu đậm và màu đen khi đã già. Giai đoạn lúa ở thời kỳ sinh trưởng thì phần trên mặt đất cây lúa sẽ tập trung vào việc phát triển các bộ phận như thân, lá, chồi còn bên dưới mặt đất bộ rễ lúa sẽ phát triển mạnh theo hướng lan rộng, có hình bầu dục nằm ngang. Ở giai đoạn đầu này bộ rễ cần có nhiều rễ trắng, nhiều lông hút, cần tăng cường về số lượng cũng như chiều dài. Bộ rễ khoẻ mạnh sẽ hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây, ngoài ra thì rễ khỏe còn giúp cây bám chặt vào đất. Nếu như cây lúa có một bộ rễ không phát triển hoặc hư hại thì tất nhiên cây lúa sẽ không hấp thu được các dưỡng chất thiết yếu dẫn đến cây còi cọc, kém phát triển và đây cũng là lý do vì sao phân cứ bón mãi mà luá thì cứ suy.

 

 

Bà con cần cường lực cho cây lúa với Plastimula 1SL, đây là sản phẩm sinh học với chiết xuất 100% từ thiên nhiên nên sẽ luôn đảm bảo an toàn và mát cây. Phun Plastimula 1SL giúp bộ rễ lúa phát triển mạnh mẽ, ra nhiều rễ mới, nhiều rễ trắng, nhiều lông hút. Từ đó, cây lúa sẽ đẩy mạnh sự trao đổi chất, hấp thu tốt phân bón tốt hơn, sinh trưởng phát triển vượt trội. Các bất lợi do nắng nóng, sốc, stress, ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ cũng không còn là trở ngại khi ruộng lúa có Plastimula 1SL. Plastimula 1SL còn hỗ trợ cây lúa nhanh chóng phục hồi sau các tổn thương.

Đối với dịch hại bọ trĩ (bù lạch) bà con có thể kết hợp Plastimula 1SL cùng sản phẩm Raves 20WP để quản lý tốt đối tượng này và giúp lúa sinh trưởng tốt trở lại.

 

 

Riêng về cỏ dại đầu vụ, nhà nông có thể áp dụng giải pháp “Sạch cỏ, mầm to, rễ khoẻ” với cặp đôi Windup 500EC và Plastimula 1SL. Windup 500EC là thuốc cỏ tiền nảy mầm với nồng độ hoạt chất và chất an toàn cao bậc nhất thị trường sẽ giúp bà con quản lý tốt các nhóm cỏ trên đồng ruộng mà vẫn tuyệt đối an toàn cho lúa.

 

 

Mọi thắc mắc về kỹ thuật, quý bà con vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1083 (miễn cước) hoặc các nền tảng facebook, zalo, tiktok, youtube của Công ty TNHH TM Tân Thành để được tư vấn và hỗ trợ.

 

Cần Thơ, ngày 30 tháng 03 năm 2024