ĐỪNG CHỦ QUAN TRƯỚC ĐỐI TƯỢNG RẦY PHẤN TRẮNG HẠI LÚA

Theo các tài liệu chuyên môn đã ghi nhận thì từ trước đến nay trong điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm thấp và ít mưa, khi mùa mưa chuyển sang mùa nắng chính là thời điểm rầy phấn trắng phát triển mạnh. Tuy nhiên, thời gian gần đây thời tiết có nhiều diễn biến thất thường, điển hình như có những thời điểm tiết trời quá nắng nóng đã góp phần làm cho loại dịch hại này xuất hiện một cách khó lường trước và gây hại mạnh tại nhiều địa phương. Rầy phấn trắng sẽ gây hại mạnh và ảnh hưởng đến năng suất trong giai đoạn đòng trổ nhưng vấn đề trà lúa đa dạng như hiện tại cộng với khí hậu biến đổi nên chúng đã và đang tấn công ở cả những cánh đồng giai đoạn lúa nhỏ làm cây suy kiệt, chậm sinh trưởng.

 

 

Đội ngũ Kỹ sư của Công ty TNHH TM Tân Thành thông tin đến bà con rằng: “Khi bà con đi thăm ruộng, thấy những con rầy trắng trắng bay lên kèm theo lớp phấn thì đó là thành trùng rầy phấn trắng, báo hiệu sự bắt cặp và sinh sản của chúng”. Trứng của rầy phấn trắng sẽ đẻ từng ổ, con cái đẻ hàng trăm trứng với tỷ lệ nở rất cao. Điều nguy hiểm và cần lưu ý chính là sau khi đẻ, trứng nở thì ấu trùng rầy phấn trắng sẽ nằm ở mặt dưới của lá lúa để gây hại, gây khó khăn hơn trong việc quản lý. Ấu trùng tuổi 1 của rầy phấn trắng có khả năng di chuyển nhanh, tìm nơi phù hợp dưới lá để sống cố định và gây hại đến các tuổi tiếp theo.

Rầy phấn trắng gây hại bằng cách chích hút nhựa lá và gây nên nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Chúng gây hại chủ yếu nhất và cần quan tâm nhất là giai đoạn là ấu trùng, thành trùng vẫn tấn công cây lúa nhưng không đáng lo ngại bằng ấu trùng. Do tấn công trực tiếp đến lá nên nếu ở giai đoạn muộn, cụ thể là tấn công vào lá đòng sẽ ảnh hưởng đến sự quang hợp, làm bông khó trổ thoát hoặc trổ nhưng hạt lép lửng.

Khi bị rầy phấn trắng tấn công thì trên ruộng lúa sẽ có 2 triệu chứng trên lá đó chính là biến màu và biến dạng. Biến màu là do chúng chích hút nhựa lá nên khiến lá bị vàng, héo úa dần. Lá lúa sẽ vàng héo nhanh chóng, rất nguy hiểm nếu mật số quá cao. Song song với sự gây hại đó thì trên lá còn xuất hiện thêm nấm bồ hóng gây cản trở sự phát triển của cây, làm cây yếu đi và còi cọc. Thứ 2 là vấn đề lá biến dạng do rầy phấn trắng. Chúng chích hút gây ra hiện tượng lá bị xoắn. Nếu nhẹ, lá chỉ dợn sóng, còn bị nặng lá sẽ xoắn tít lại không thể quang hợp được và khoảng 2 tuần trở đi sau khi cây lúa bị rầy phấn trắng tấn công thì triệu chứng xoắn lá sẽ có thể xuất hiện.

 

 

Cũng giống như việc quản lý các đối tượng côn trùng khác, đối với rầy phấn trắng nói riêng thì vấn đề vệ sinh đồng ruộng sau khi kết thúc vụ cũ và trước khi bắt đầu vụ mới là rất quan trọng, thăm đồng thường xuyên cũng luôn là việc làm không thể thiếu. Khi thăm đồng nên tác động tán lá để quan sát có rầy phấn trắng bay lên hay không. Bên cạnh đó, cần xem mặt dưới lá lúa nếu có ấu trùng thì phải lên ngay kế hoạch để quản lý kịp thời.

Khi phát hiện đúng là có rầy phấn trắng trong ruộng lúa, bà con cần vào nước xâm xấp, tránh để ruộng khô. Phun thuốc đặc trị khi rầy phấn trắng có mật số ấu trùng từ 2-3 con/lá, lưu ý phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để đạt hiệu quả cao. Bà con có thể sử dụng TT Checker 270SC với liều lượng 40ml/bình 25L để quản lý hiệu quả đối tượng rầy phấn trắng hại lúa. Bên cạnh đó, bà con cần kết hợp thêm thuốc sinh học Plastimula 1SL với liều lượng 30ml/bình 25L để cây lúa nhanh phục hồi và tăng hấp thu, phát triển vượt trội.

 

 

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp các thắc mắc, quý bà con hãy liên hệ ngay tổng đài 1800 1083 (miễn cước) hoặc nhắn tin vào các nền tảng facebook, zalo, tiktok, youtube của Công ty TNHH TM Tân Thành để được tư vấn và hỗ trợ.

 

Cần Thơ, ngày 03 tháng 06 năm 2024