Giai đoạn từ làm đòng đến trỗ bông rất quan trọng vì chịu ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa cuối vụ. Vì vậy, cần có chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý.
Giai đoạn từ làm đòng đến trỗ bông rất quan trọng vì chịu ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa cuối vụ. Vì vậy, bà con cần có chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý ở thời kỳ đòng – trỗ, tạo điều kiện tốt nhất để cây lúa hấp thu tốt dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng đòng, kích thích sự phân hóa mầm hoa mạnh mẽ, gia tăng số hạt chắc/bông và trọng lượng hạt ở thời kỳ sau.
Muốn đòng to, nhiều hạt, giai đoạn này cây lúa cần có bộ lá đòng xanh tốt để quá trình quang hợp diễn ra được thuận lợi và bộ rễ khỏe để hấp thu tối đa dưỡng chất. Muốn lúa hấp thu tốt dinh dưỡng, dĩ nhiên bà con cần phải đảm bảo cung cấp dinh dưỡng một cách hợp lý cho cây lúa vào lúc tượng đòng, cụ thể là bón phân đón đòng phải vừa đủ lượng vừa đúng lúc.
Mỗi giống lúa đều có đặc điểm riêng nên thông thường bà con có thể ước tính thời gian tượng đòng bằng cách lấy thời gian sinh trưởng trừ lại cho 55 ngày. Theo các nhà chuyên môn, bà con nên thăm đồng thường xuyên ở thời kỳ này, nếu thấy lá lúa xuất hiện eo thắt và khi xé bẹ lúa ra có tim đèn (hay còn gọi là bông gòn) 1mm chiếm tỷ lệ nhiều thì phải tiến hành bón phân ngay.
Do lá đòng và bộ rễ đóng vai trò quan trọng nên bà con cần hết sức cẩn trọng trong khâu bảo vệ bộ lá đòng khỏi các tác nhân gây hại cũng như cần bổ sung dưỡng chất để bộ rễ khỏe mạnh nhằm tối ưu khả năng hấp thu. Ở thời kỳ này, một số loại bệnh hại quan trọng thường xuất hiện và tấn công cây lúa, có thể gây thất thu trầm trọng năng suất nếu không quản lý kịp thời như: Đạo ôn, cháy bìa lá, lem lép hạt.
Mặc dù các đối tượng gây hại không ít và không dễ kiểm soát nhưng bà con đừng vì nôn nóng và lo sợ quá mức mà áp dụng các biện pháp phòng trị không đúng, điều này sẽ làm tốn kém rất nhiều ở mặt chi phí đầu tư mà lại gây ảnh hưởng không tốt đến cây lúa.
Theo lời khuyên từ các nhà khoa học, ngay từ đầu vụ, bà con cần chú trọng đến biện pháp canh tác như làm đất, vệ sinh đồng ruộng, chọn giống và gieo sạ ở mật độ phù hợp, không sạ dày, bổ sung phân bón vừa đủ, không thừa đạm. Song song đó, nên quan sát thật kỹ trên đồng ruộng, áp dụng phòng và trị các đối tượng sâu bệnh hại với những loại thuốc phù hợp từ đơn vị uy tín để đảm bảo tính hiệu quả, an toàn và luôn phải tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”.
Đối với đạo ôn, ở thời kỳ này bà con cần áp dụng phun trị đạo ôn lá khi vết bệnh chấm kim xuất hiện và phun phòng khi lúa trỗ lẹt xẹt và trỗ đều đối với đạo ôn cổ bông. Với bệnh cháy bìa lá, do đây là bệnh hại do vi khuẩn gây ra, rất dễ lây lan và phát triển nên cũng tương tự như đạo ôn, bà con cần phun phòng ở giai đoạn làm đòng, trỗ lẹt xẹt, trỗ đều để bảo vệ bộ lá đòng. Do bệnh cháy bìa lá lây lan mạnh trong điều kiện ẩm ướt nên nếu mưa nhiều, cần phun lặp lại sau 5 – 7 ngày. Nếu bệnh cháy bìa lá xuất hiện theo chòm, theo lối, bà con áp dụng phun trị theo nguyên tắc ít trước – nhiều sau để hạn chế lây lan.
Đối với bệnh lem lép hạt, đây là bệnh do nhiều tác nhân gây ra, bà con có thể quản lý bằng sản phẩm kích kháng khả năng phòng vệ của cây lúa kết hợp thêm sản phẩm trừ nấm khuẩn để mang lại hiệu quả tối ưu.
Ở thời kỳ đòng – trỗ, bà con có thể tham khảo và sử dụng giải pháp “Lúa trỗ sạch bệnh” với bộ ba: TT Keep 300SC, Chubeca 1.8SL và TT Biomycin 40.5WP đến từ Công ty TNHH TM Tân Thành.
– Chubeca 1.8SL là sản phẩm sinh học, giúp mát cây, an toàn tuyệt đối cho sự phát triển của cây lúa, không độc hại đối với môi trường cũng như con người, tác động như vacxin phòng bệnh, giúp lá lúa dày và đứng, làm cô lập vết bệnh và ngăn chặn lây lan. Sản phẩm đặc trị bệnh lem lép hạt, phòng trừ đạo ôn, cháy bìa lá, khô vằn. Bà con sử dụng Chubeca 1.8SL với liều lượng 60 – 70 ml/bình 25L.
– TT Keep 300SC là sản phẩm thuốc trừ bệnh mới của Công ty TNHH TM Tân Thành. TT Keep 300SC là thuốc trừ nấm bệnh có tác động nội hấp với hiệu lực kéo dài, mang lại hiệu quả phòng trị đạo ôn cao. Sản phẩm với công thức mới đặc trị đạo ôn, giúp lá lúa xanh và đứng, giúp dọn sạch lá chân, tạo thông thoáng cho đồng ruộng; đặc biệt phù hợp cho nền sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn; dạng nước tiện lợi, rất phù hợp với xu thế sử dụng máy bay phun thuốc đang dần phổ biến như hiện nay. Liều lượng sử dụng TT Keep 300SC là 40 – 50ml/bình 25L.
– TT Biomycin 40.5WP có tác động tiếp xúc và nội hấp cực mạnh, tác động nhanh và tiêu diệt triệt để vi khuẩn nên sẽ tiêu diệt nhanh vi khuẩn trong mạch dẫn, chặn đứng lây lan, làm khô nhanh vết bệnh. Khi bà con phun TT Biomycin 40.5WP, hoạt chất chuyên dụng của sản phẩm sẽ làm tê liệt màng tế bào, phá vỡ cấu trúc màng tế bào vi khuẩn, mang lại hiệu quả phòng trị cao và hiệu lực kéo dài nên sẽ ngăn vi khuẩn tấn công sang lúa chưa nhiễm bệnh. Liều lượng sử dụng TT Biomycin 40.5WP là 18g/bình 25L.
Để rễ lúa khỏe mạnh, đẩy mạnh trao đổi chất và gia tăng khả năng hấp thu của cây lúa cũng như tiết kiệm phân bón, bà con nên sử dụng bổ sung thêm sản phẩm sinh học Plastimula 1SL ở các thời kỳ: Xử lý giống, đẻ nhánh, làm đòng.
Nếu cây lúa đang bị bệnh, bà con cũng cần bổ sung thêm sản phẩm sinh học Plastimula 1SL để cây lúa khỏe mạnh, nhanh phục hồi hoặc có thể sử dụng sản phẩm ở bất cứ giai đoạn nào vì Plastimula 1SL có thành phần 100% từ thiên nhiên, không phải phân bón lá, không chứa đạm. Lưu ý là bà con nên phun Plastimula 1SL trước khi rải phân 2 – 3 ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Thông tin về các sản phẩm, tham khảo tại link sau: https://www.youtube.com/watch?v=NSiyIsNaUvY&list=PLvonSgDzatMFVodF6aQVL5rD8BLkUdoTj&index=7&t=468s
Cần thơ, ngày 20 tháng 04 năm 2022