GIẢI QUYẾT NỖI LO VỀ LEM LÉP HẠT TRÊN LÚA

Khi bước vao giai đoạn trổ bông, cây lúa sẽ rất mẫn cảm với sự gây hại của các đối tượng sâu bệnh. Thời kỳ này nếu không theo sát đồng ruộng và để các tác nhân tấn công mất kiểm soát sẽ dễ dẫn đến tình trạng lem lép hạt, gây sụt giảm năng suất trầm trọng nếu nặng.

 

 

Lem lép hạt là một đối tượng khiến nhà nông luôn phải đau đầu. Lem lép hạt là tên gọi chung của hiện tượng hạt lúa bị lửng hoặc lép, tức là bên trong ít hoặc rất ít gạo, nghiêm trọng hơn là hoàn toàn không có gạo bên trong. Khi hạt lúa bị lửng hoặc lép, có thể kèm theo triệu chứng vỏ hạt lúa và hạt gạo bị đổi màu tùy theo tác nhân gây ra.

Có rất nhiều nguyên dân dẫn đến tình trạng lem lép hạt trên lúa. Về thời tiết, khi mưa bão xuất hiện đúng lúc cây lúa đang trổ, bông lúa đang phơi màu sẽ khiến hạt lúa bi lép. Ẩm độ cao, mưa gió nhiều cũng khiến cây lúa dễ bị nấm bệnh tấn công gây lem lép. Tình hình hạn hán, cây lúa bị thiếu nước vào giai đoạn trổ, cây lúa suy yếu về dinh dưỡng và ngộ độc phèn hay dinh dưỡng không cân đối do thừa đạm cũng khiến tình trạng này gia tăng. Đốm vằn do nấm gây ra là một đối tượng điển hình làm tăng tỷ lệ lem lép hạt, khiến lúa suy yếu, giảm năng suất và được đánh giá là một bệnh nguy hiểm trên lúa. Bên cạnh đó, các bệnh trên lá như đạo ôn, cháy bìa lá, … cũng là một nguyên nhân vì khi lá đòng bị hư hại sẽ ảnh hưởng sự vào gạo, khiến hạt lúa bị lép lửng. Ngoài ra, các vết bệnh xuất hiện trên cây lúa cũng có thể theo mưa gió lây lan đến vỏ hạt lúa gây ra bệnh lem lép hạt, sau đó mầm bệnh sẽ lưu tồn và lan truyền trên đồng ruộng gây áp lực lớn cho vụ mùa tiếp theo.

Trong rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hại quan trọng này như đã kể trên thì lem lép do nấm là rất phổ biến. Hạt lúa khi đã nhiễm bệnh nặng thì không những năng suất sụt giảm mà chất lượng khi thu hoạch cũng sẽ rất thấp, giá thành không cao.

 

 

Để có thể ngăn ngừa các đối tượng trên, bà con hãy áp dụng những biện pháp tổng hợp từ đầu vụ để sẵn sàng ứng phó khi chúng tấn công. Những biện pháp này hoàn toàn không xa lạ và luôn được các nhà khoa học nhắc đến. Trước hết là dọn sạch tàn dư thực vật trong và ngoài ruộng sau khi thu hoạch lúa, làm đất thật kỹ để hạn chế tối đa sự lưu trú của dịch hại, chọn giống tốt để đảm bảo không có nguồn bệnh và cung cấp dinh dưỡng cho cây ở mức hợp lý, tránh thừa hoặc thiếu dinh dưỡng.

Nhằm hỗ trợ bà con trong quản lý lem lép hạt, Công ty TNHH TM Tân Thành mang đến sản phẩm Chubeca 1.8SL với nhiều công dụng tối ưu, phù hợp để sử dụng ở thời điểm cuối vụ. Chubeca 1.8SL là chế phẩm có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, được Tân Thành nghiên cứu qua nhiều mùa vụ để nhà nông có được người bạn đồng hành đáng tin cậy. Sản phẩm có công dụng chính là đặc trị bệnh lem lép hạt và phòng trừ đạo ôn, khô vằn, cháy bìa lá trên lúa. Đối với giống ngắn ngày bà con hãy sử dụng Chubeca 1.8SL ở giai đoạn trước và sau trổ, đối với các giống dài ngày thì bà con có thể phun bổ sung 1 lần khi lúa đỏ đuôi để tăng tính bảo vệ cho lúa. Chubeca 1.8SL với vai trò là kháng sinh thực vật sẽ giúp lá lúa dày và đứng, hạn chế mầm bệnh xâm nhập. Liều lượng sử dụng Chubeca 1.8SL là: 60 – 70ml/bình 25L với lượng nước phun từ 400 – 500L/ha.

 

 

Mọi thông tin chi tiết về chương trình và kỹ thuật canh tác, xin mời bà quý bà con liên hệ tổng đài 1800 1083 để được hỗ trợ.

 

Cần Thơ, ngày 28 tháng 08 năm 2020