GIÚP LÚA HÈ THU VƯỢT QUA TÌNH TRẠNG NGỘ ĐỘC
GIÚP LÚA HÈ THU VƯỢT QUA TÌNH TRẠNG NGỘ ĐỘC
Hằng năm vào vụ hè thu tình trạng ruộng lúa bị ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn thường xuyên xảy ra,  tình trạng này càng phổ biến hơn khi thời gian chuyển vụ giữa đông xuân và hè thu bị rút ngắn, bên cạnh đó điều kiện biến đổi khí hậu nắng nóng, ít mưa, lũ về thấp làm thiếu nước là tiền đề xảy ra các tình trạng ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn.
Biểu hiện của ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn:
Ngộ độc hữu cơ thường xảy ra khi cây lúa từ 15 – 25 ngày sau sạ, lúa bị ngộ độc hữu cơ rễ lúa bị thối đen và có mùi trứng thúi, lá có biểu hiện màu vàng đỏ từ chóp lá lan dần xuống và có nhiều viết màu nâu đỏ trên mặt lá, thân lùn, chồi kém phát triển hơn so với cây lúa mạnh bình thường.
Lúa bị ngộ độc phèn rễ có biểu hiện màu vàng khô, teo tóp lại và bị nhám khi vuốt rễ trong lòng bàn tay, thân vàng, lùn kém nảy chồi hơn so với cây lúa phát triển bình thường, lá lúa có nhiều đốm nâu.
Nguyên nhân:
Ngộ độc hữu cơ xảy ra do điều kiện sản xuất liên tục không có thời gian cày ải phơi đất và rơm rạ của vụ trước trục nhận xuống. Trong điều kiện ngập nước rơm rạ và các chất hữu cơ có sẵn trong đất phân rã ở điều kiện yếm khí. Quá trình phân hủy này tạo ra các chất độc gây hại cho lúa như phenol, hydro sulfic, các axit hữu cơ.
Ngộ độc phèn xảy ra do điều kiện thiếu nước làm cho tầng sinh phèn có thể tiếp xúc với không khí và dễ oxy hóa tạo thành chất độc hại cho lúa mà nông dân hay gọi là “xì phèn”, khả năng nhiễm phèn nặng hay nhẹ là do độ nông hay sâu của tầng sinh phèn so với tầng đất mặt.
Khắc phục lúa bị ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn:
Khi lúa có hiện tượng ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ cần dừng ngay việc bón phân Urea, DAP và NPK vì lúc này bộ rễ đã bị hư hại nên không thể hút được các chất dinh dưỡng.
Đối với ngộ độc phèn: cần cho nước sạch vào ngập ruộng đặc biệt những chỗ gò nhằm làm giảm nồng độ chất độc (Fe, Al) và ngăn chặn việc đất tiếp tục oxy hóa xảy ra hiện tường xì phèn. Nếu chủ động được nguồn nước nên cho nước ra để xả bỏ các chất độc và cho nước vào ruộng lại, càng nhiều lần càng tốt để rửa phèn.
Đối với ngộ độc hữu cơ: cần tháo khô nước trong ruộng, đặc biệt những vũng, rãnh để loại bỏ các axit hữu cơ, các chất độc gây hại cho lúa và sau đó cho nước sạch vào ruộng.
Tiến hành bón vôi 300 – 500kg/ha để xử lý độ chua của đất, lượng Ca trong vôi có thể làm giảm độc tố của Fe, Al, tăng hiệu quả của lân. Từ 1 đến 2 ngày sau bón phân lân nung chảy 100 – 250kg/ha để nâng độ pH (5-7) và trung hòa các axit hữu cơ.
Sau đó sử dụng giải pháp sinh học Plastimula 1SL  phun giúp lúa ngộ độc được phục hồi nhanh chóng và kích thích ra rễ mới tăng khả năng hút dinh dưỡng để vượt qua ngộ độc.

Sản phẩm Plastimula 1SL

Lúa bị ngộ độc hữu cơ

Lúa bị ngộ độc hữu cơ phục hồi sau khi phun Plasti
Sau 5 -7 ngày lúa phục hồi ra rễ trắng, lá xanh trở lại có thể bón phân theo nhu cầu của cây lúa.
Cần Thơ, ngày 12 tháng 5 năm 2016