MÙA MƯA VÀ NHỮNG BỆNH HẠI ĐÁNG LO NGẠI TRÊN SẦU RIÊNG

Đối với sầu riêng, thời tiết mưa nhiều sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho dịch hại tấn công và thường xuất hiện nhiều là những bệnh hại do nấm. Theo chia sẻ của rất nhiều nhà vườn trồng sầu riêng thì các bệnh hại điển hình của mùa này có thể kể đến như: cháy lá và thán thư bông, nứt thân xì mủ, thối trái. Bên cạnh đó, mùa mưa còn làm cho quá trình thụ phấn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc đậu trái bị ảnh hưởng rất nhiều cũng là một nỗi lo không hề nhỏ của các nhà vườn đang canh tác loại cây ăn trái đặc sản này.

Đặc điểm của các dịch hại thường thấy trên sầu riêng trong mùa mưa.

Bệnh cháy lá sầu riêng do nấm gây ra, khi tấn công sẽ làm rễ cây sầu riêng bị thối, lá non thì bị cháy chóp lá hoặc cháy giữa lá. Có một số trường hợp cháy lá do thán thư, gây hại ở chóp, vết bệnh có những đường tròn đồng tâm. Bệnh cháy lá sầu riêng gây ảnh hưởng lớn đến sự quang hợp của cây.

 

 

Bệnh thán thư khi tấn công trên bông sẽ gây ra các đốm nâu nhạt hoặc đen trên cánh bông và trên nhụy. Những bông bị nhiễm bệnh thường sẽ rụng trước khi nở hoàn toàn, gây nên thiệt hại lớn cho năng suất của cây, sầu riêng sẽ không cho bông và trái hoặc chỉ cho với số lượng ít.

 

 

Bệnh nứt thân xì mủ cũng có nguyên nhân từ nấm với biểu hiện: nứt thân, nhánh sau đó chảy nhựa, lá sẽ ngả vàng do nước không được vận chuyển lên lá và sau đó cây sẽ chết nếu không can thiệp kịp thời.

 

 

Nấm bệnh cũng sẽ gây ra bệnh thối trái sầu riêng, với các triệu chứng thường thấy: thối đít trái, thối hông trái, thối cuống trái. Bệnh thối trái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trái, gây nên nhiều thiệt hại cho nhà vườn.

 

 

Giải pháp quản lý các dịch hại trên sầu riêng trong mùa mưa

Đối với bệnh cháy lá và thán thư bông, bà con sử dụng 120ml Chubeca 1.8SL + 100ml TT Keep 300SC hoặc 120ml Chubeca 1.8SL  + 100ml TT Bastigold 500SC cho phuy 200L. Bà con nên phun ngừa khi lá lụa chuyển sang già hoặc khi vết bệnh chớm xuất hiện đối với bệnh cháy lá và khi bông sầu riêng dài khoảng 2 – 3cm (sau giai đoạn mắc cua)

 

 

Đối với bệnh nứt thân xì mủ, bà con có thể dùng Forliet 80WP để tưới gốc hoặc quét vết bệnh. Tưới gốc với liều lượng 100g Forliet 80WP pha cùng 40 lít nước và mỗi cây sầu riêng sẽ tưới khoảng 10 lít sẽ góp phần giúp nhà vườn quản lý tốt mầm bệnh nứt thân xì mủ sầu riêng trong đất. Về phương pháp quét thuốc Forliet 80WP, bà con tiến hành với liều lượng 100g/100ml nước (pha sệt), cạo sạch mặt vết bệnh, quét thuốc đều mặt vết bệnh (nên quét khi trời khô ráo), sau đó quét lại lần 2 sau 7 ngày (tính từ thời điểm quét thuốc lần 1) để vết bệnh khô mặt hoàn toàn.

 

 

Phun đều TT Over 325SC lên trái với liều lượng 240ml/200L sẽ là giải pháp giúp nhà vườn phòng ngừa tốt bệnh thối trái. Bà con hãy phun ngừa ở giai đoạn trái phát triển nhanh (một tháng sau khi đậu trái), đặc biệt vào giai đoạn lên cơm (50 – 60 ngày sau khi đậu trái) sẽ là lúc bệnh tấn công mạnh nên bà con cần phun ngừa với tần suất 7 ngày/lần.

 

 

Khi sầu riêng ra bông, xổ nhuỵ, đậu trái non ở thời điểm mưa nhiều như hiện tại bà con cần tăng cường bổ sung thêm Canxi, Bo, Kẽm và đặc biệt là TT Biobeca 0.1SP với liều lượng 30g/200L để tăng khả năng thụ phấn, đậu trái, giảm tình trạng rụng trái non, đảm bảo năng suất sầu riêng.

 

 

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp các thắc mắc, quý nhà vườn hãy liên hệ ngay tổng đài 1800 1083 (miễn cước) hoặc nhắn tin vào các nền tảng facebook, zalo, tiktok, youtube của Công ty TNHH TM Tân Thành để được tư vấn và hỗ trợ.

 

Cần Thơ, ngày 19 tháng 07 năm 2024