Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn,… gây hại trên lúa ở giai đoạn đòng đến trỗ chín. Chuột gây hại nhẹ trên các trà lúa, nặng hại cục bộ. Ốc bươu vàng lây lan theo nguồn nước.
Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL: Rầy nâu phổ biến tuổi 5 – trưởng thành, xuất hiện và gây hại chủ yếu ở mức nhẹ đến trung bình. Bệnh đạo ôn lá, bệnh bạc lá, bệnh khô vằn, sâu đục thân,… tiếp tục phát triển gây hại ở giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ. Chuột gây hại ở giai đoạn đòng trỗ đến chín; ốc bươu vàng gây hại giai đoạn mạ.
Muỗi hành (sâu năn): xuất hiện cục bộ ở giai đoạn lúa đẻ nhánh-đòng tại một số địa phương. Kết hợp với thời tiết se lạnh, trời âm u, có sương mù là điều kiện thích hợp cho muỗi hành phát sinh phát triển. Các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Long An, Tiền Giang cần theo dõi chặt chẽ đối tượng này để có biện pháp quản lý hiệu quả.
Trên cây trồng khác
– Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục phát sinh gây hại.
– Trên cây rau, màu: Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, sâu khoang,… gây hại nhẹ.
– Cây ăn quả có múi: Bệnh chảy gôm, bệnh loét,… xu hướng tăng vùng chuyên canh.
– Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại tại phía Nam.
– Cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, bệnh thối búp,… tiếp tục gây hại.
– Cây mía: Bệnh trắng lá, bệnh chồi cỏ, sâu non bọ hung,… hại cục bộ vùng ổ dịch.
– Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục gây hại, có khả năng phát sinh gây hại tăng.
– Cây cà phê: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại trên cà phê chè ở Lâm Đồng.
– Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm,… tiếp tục gây hại.
– Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành, bệnh khô cành,… tiếp tục gây hại.
– Cây sầu riêng: Bệnh nứt thân xì mủ, bệnh thán thư,…gây hại nhẹ.
– Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, thối rễ tóp cành phát sinh gây hại.
– Cây dừa: Bọ cánh cứng, bệnh thối nõn,… tiếp tục gây hại.
Theo: CỤC BVTV
Nguồn: nongnghiep.vn