Theo ghi nhận của kỹ sư Tân Thành, tại nhiều khu vực thì rầy nâu đã và đang tấn công rất mạnh, có nơi còn rơi vào tình trạng cháy rầy do nhà nông không ngăn chặn kịp thời khiến năng suất đứng trước nguy cơ suy giảm trầm trọng.
Rầy nâu sẽ chích hút dinh dưỡng của lúa, làm cho cây lúa sinh trưởng và phát triển kém, giảm cả năng suất lẫn chất lượng. Nếu không tích cực phòng trừ rầy nâu một cách quyết liệt cũng như đồng bộ thì nguy cơ thiệt hại nặng nề về năng suất cuối vụ là rất nhiều.
Về đặc điểm gây hại của rầy nâu thì chúng thường bám trên thân lúa sát mặt nước, chúng chích hút dịch lúa để sống và hoàn thiện vòng đời. Sức gây hại của rầy nâu là rất mạnh, cả giai đoạn ấu trùng ngay sau khi nở ra tầm 1 ngày là đã bắt đầu chích hút làm cho cây lúa héo sau đó khô dần và nặng hơn là cháy rầy. Nguy hiểm hơn, rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh vius vàng lùn.
Rầy nâu xuất hiện và tấn công trên tất cả các giai đoạn sinh trưởng của lúa nhưng đặc biệt và nguy hiểm nhất là giai đoạn đòng – trổ. Cụ thể, lúa còn nhỏ rầy sẽ sống tập trung dưới gốc lúa và chích hút phần non làm cây còi cọc, nếu nặng sẽ khô héo và chết; khi lúa bước vào giai đoạn đòng trổ thì phần dưới đã cứng nên rầy sẽ tập trung gây hại ở phần trên, những chỗ non mềm hơn và cuốn bông để hút nhựa khiến bông lúa về sau khô héo, lép lửng hoặc lép cả bông. Rầy nâu sẽ làm tắc nghẽn con đường vận chuyển dinh dưỡng và nước lên phần trên của cây, bên cạnh đó thì quá trình trao đổi chất trong cây cũng bị ảnh hưởng.
Các đại lý phân phối hàng chính hiệu Tân Thành cũng thông tin rằng vài ngày gần đây thì tần suất tìm mua thuốc trừ rầy đã tăng vọt rất nhanh do rầy nâu đang trở thành tâm điểm ở khắp các trà lúa đòng – trổ.
Để đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý rầy nâu thì nhà nông cần lưu ý một số đặc điểm. Đầu tiên là gieo sạ né rầy, tiếp theo là sạ mật độ vừa phảỉ và phải bón phân cân đối để ruộng được thông thoáng.
Một điều quan trọng là thăm đồng thường xuyên để theo dõi mật số gây hại của rầy, đến ngưỡng 3 con/tép thì phải nhanh chóng hạ mật số, tránh bùng phát trên diện rộng. Phải tuân thủ 4 đúng khi phun thuốc rầy để vừa đạt hiểu quả, vừa tiết kiệm và hạn chế sự kháng thuốc của rầy.
Cần chọn đúng loại thuốc đặc trị rầy nâu từ đơn vị uy tín theo đúng liều lượng khuyến cáo và nên cố gắng để thuốc tiếp xúc nhiều với rầy. Một lưu ý dành cho nhà nông là trong điều kiện ruộng sạ quá dày, chân ruộng nhiều lá ủ, lúa ở giai đoạn trổ có xuất hiện rầy gối lứa cần kết hợp nhiều biện pháp trong xử lý, nên tăng lượng thuốc và lượng nước khi phun tuỳ theo tình hình thực tế để đảm bảo hiệu quả trừ rầy.
Nhà nông có thể lựa chọn TT Led 70WG của Công ty TNHH TM Tân Thành cho khâu quản lý rầy nâu hại lúa. Sản phẩm là sự kết hợp của hoạt chất chết nhanh Nitenpyram và hoạt chất lưu dẫn mạnh Pymetrozine. TT Led 70WG có cơ chế tác động độc đáo, rầy sẽ chết nhanh sau khi phun TT Led 70WG, bên cạnh đó thuốc còn có đặc tính lưu dẫn mạnh với hiệu lực kéo dài giúp bảo vệ lúa tốt hơn. Thành phần phụ gia tiên tiến giúp không nóng lúa kể cả khi phun ở thời kỳ trổ nên bà con có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng.
TT Led 70WG – QUÉT SẠCH RẦY
Cần Thơ, ngày 19 tháng 02 năm 2024