Việc thâm canh cây lúa đã làm cho sản lượng lúa của vùng tăng cao trong những năm vừa qua. Để việc thâm canh đạt năng suất cao thì ngay từ đầu vụ việc xử lý ốc, cỏ cũng như cày xới, xử lý giống phải được chú trọng. Ốc là một loại dịch hại gây hại nặng trong giai đoạn mạ, chúng thường phá hại mầm mạ, làm mất mát lượng giống gieo sạ cũng như làm tăng chi phí sản xuất, đặc biệt là công cấy dặm sau này. Một dịch hại không kém phần quan trọng nữa đó là cỏ và lúa cỏ, chúng cạnh tranh ánh sáng, nước và dinh dưỡng với cây lúa, làm tăng chi phí sử dụng phân bón và thiệt hại nặng đến năng suất về sau, … Do đó, việc quản lý hai loại dịch hại này được người nông dân chú trọng và có nhiều kinh nghiệm trong quản lý chúng. Dưới đây là một kinh nghiệm được nhiều nông dân ứng dụng để quản lý ốc và cỏ trên ruộng lúa nhằm giảm chi phí và tăng hiệu quả phòng trừ.
Ốc bưu vàng đang gây hại trên lúa mạ Cỏ dại trên ruộng lúa đang làm đồng
Thuốc Windup 360 EC + TT Snailtagold 750 WP phun trước sạ
Tuy nhiên, việc phun trước sạ cần đảm bảo một số điều kiện sau: Trước hết, hạt giống gieo sạ phải đảm bảo có mầm và có rễ để khi gieo sạ cây lúa có khả năng hấp thu được chất an toàn, đảm bảo an toàn cho cây lúa. Thứ hai, việc rút nước ra chuẩn bị sạ phải từ từ, tránh rút nhanh quá làm phá vỡ lớp màng của thuốc diệt cỏ.
Sau phun 5-6 ngày cho nước vào ngập mặt ruộng khống chế cỏ mọc
Việc phun trước sạ nếu thực hiện đúng cách sẽ làm giảm được chi phí canh tác cũng như quản lý hiệu quả cỏ và lúa cỏ trên ruộng lúa.