Chia sẻ kinh nghiệm giúp cây nếp phục hồi khi bị ảnh hưởng bởi thuốc cỏ
Chia sẻ kinh nghiệm giúp cây nếp phục hồi khi bị ảnh hưởng bởi thuốc cỏ
“Tháng Chạp là tháng trồng khoai,
Tháng Giêng trồng đậu, tháng Hai trồng cà.
Tháng Ba cày vỡ ruộng ra,
Tháng Tư làm mạ mưa sa đầy đồng.”
Tháng Giêng trồng đậu, tháng Hai trồng cà.
Tháng Ba cày vỡ ruộng ra,
Tháng Tư làm mạ mưa sa đầy đồng.”
Đó là kinh nghiệm dân gian của Ông bà ta truyền lại, nhằm nói lên khi nào thời tiết thích hợp cho việc gieo trồng và thu hoạch. Gần đây, để tăng thêm thu nhập cho gia đình và do giá nếp thấp, nên nhiều bà con nông dân chuyển sang làm rẫy. Những năm đầu còn có giá cao, nông dân có lợi nhuận nhiều; nhưng hiện nay, do có nhiều nông dân chuyển sang làm rẫy và làm quanh năm nên cung vượt cầu khiến giá cả các loại nông sản bấp bênh khi cao khi thấp. Khi có giá thì nông dân phấn khởi thu hoạch, khi không có giá thì chỉ thu hoạch một hay hai đợt rồi bỏ mặc không chăm sóc.
Điển hình như miếng rẫy 5.000 m2 trồng bắp tẻ của chú Nguyễn Văn Suông mà người ta hay gọi là chú Út Suông ở Ấp Hiệp Trung, Xã Hiệp Xương, Huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang.
Vào đầu vụ Đông Xuân 2012 – 2013, chú Út trồng bắp trên diện tích 5.000 m2 và thu hoạch bán với giá 1.500 đ/trái, đến Hè Thu 2013 chú Út tiếp tục trồng bắp trên diện tích 5.000 m2 này, nhưng do thời tiết bất lợi, sâu đục trái, chuột cắn phá, dữ dội gây hư hại trái, cây bắp lùn, nên thương lái không mua, chú Út bẻ trái nấu bán cho bà con trong vùng và không chăm sóc nữa. Khoảng gần một tháng sau, do không chăm sóc, nhổ cỏ nên miếng rẫy của chú Út cỏ mọc um tùm xen lẫn với bắp. Để chuẩn bị gieo trồng vụ mới và để tiết kiệm công lao động, chú Út quyết định diệt cỏ bằng phương pháp phun thuốc hóa học. Ngày 17/06/2013, Chú Út phun thuốc khai hoang Caphosat liều lượng 200ml/bình máy và thuốc cỏ cháy GFAXONE 20SL, liều lượng 250ml/bình máy, cần phun 5 béc, lúc phun có gió mạnh, khi đó 3 miếng ruộng kế bên trồng nếp, giống CK92, 2 miếng (1 miếng 1.000 m2 nếp 60 ngày và 1 miếng khoảng 18.000 m2 nếp 65 ngày) của anh Trạng (TTF) và chú 6 Kịch, đang se họng sắp trổ.
Ngày 18/06/2013, khi đi thăm ruộng thì anh Trạng và chú 6 Kịch phát hiện nếp bị ảnh hưởng bởi thuốc cỏ, triệu chứng lá bị cháy và báo cho chú Út Suông và anh Nghĩa (Phó chủ tịch Xã), chú Út Suông xác nhận có phun thuốc, do lúc phun có gió nên gây ảnh hưởng cho nếp và hứa sẽ bồi thường thiệt hại.
Ngày 19/06/2013, anh Trạng báo cho Tuân xuống thăm ruộng, khuyến cáo anh Trạng phun thuốc, nhằm hạn chế thiệt hại cho miếng ruộng bị ảnh hưởng ít, còn miếng 1.000 m2 bị thiệt hại nặng gây chết 500 m2, 500 m2 còn lại không bị ảnh hưởng nên không phun. Do đã nhiều vụ sử dụng thuốc Tân Thành, nên anh Trạng mạnh dạn phun với liều lượng Plasti 100ml + Chubeca 60ml + Basu 40g + Fulvin 50ml/bình máy.
Ngày 24/06/2013, anh Trạng tiếp tục phun Plasti 40ml + Chubeca 30ml + Basu 40g/bình máy. Phun giai đoạn lúa trổ lẹt xẹt.
Ngày 01/07/2013, nếp anh Trạng trổ đều và trở lại như bình thường.
Về chú 6 Kịch khi nếp bị ảnh hưởng khoảng 3.000 m2, chú 6 phun thuốc 3 ngày liên tục ngày 19-20-21/06/2013 phun khoảng 6-7 loại thuốc dưỡng và phân bón lá. Ngày 01/07/2013, nếp chú 6 trổ khoảng 50%, bông nhỏ, khô khan, khoảng 50% bị nghẹn đòng không trổ.
Nhận xét: Thực tế biểu hiện của cây lúa hoàn toàn phù hợp cơ sở khoa học. Đó là lúc cây lúa đang bị ngộ độc (bị tổn thương) cây không thể hấp thu dinh dưỡng nên việc đưa phân bón lá và các thuốc dưỡng (có chứa đạm) vào lúc này cho cây là vô nghĩa, phí tiền (ruộng chú 6 Kịch). Ngược lại cây cần được tiếp sức để phục hồi thể trạng, cân bằng sự sống, nên việc sử dụng Plasti Tăng cường sức sống cho cây lúc này với tác dụng tăng sức chống chịu của cây vượt qua tình trạng ngộ độc, tiếp tục phát triển (ruộng anh Trạng).
An Giang, ngày 8 tháng 7 năm 2013
Nhân viên Kỹ thuật Khu vực An Giang
KS. LA HỒNG TUÂN