Kinh nghiệm bón phân và quản lý độc hại
Kinh nghiệm bón phân và quản lý độc hại
Theo kinh nghiệm làm ruộng của tôi, nếu muốn cho lúa đẻ nhánh tốt thì phải sạ mật độ vừa phải 150 kg/ha còn phải chủ động nước từ 1 – 5 cm.
Tiếp theo phải xử lý Plastimula 1SL 17 NSS cho lúa phát triển bộ rễ, đẻ nhánh sớm, đồng đều mới có đòng to cho nhiều năng suất. Tiếp theo là kết hợp bón phân, theo tôi đất 2 vụ có 2 cách bón: đất gò và đất lung trũng. Đất gò đợt 2 từ 18 – 22 NSS, Ure 60 kg/ha, DAP 50 g/ha, Kali 30 kg/ha cộng lại là 140 kg/ha. Còn bón vá áo 30 NSS nếu cần thiết bón thêm 50 kg/ha, Ure 25 kg, DAP 25 kg. Đợt 3 giống lúa 90 – 95 ngày khoảng 38 – 45 NSS, Ure 40 kg, DAP 40 kg, Kali 60 kg/ha cộng lại là 140 kg/ha. Nhưng còn tùy thuộc màu lúa mà thay đổi cách bón phân. Còn đất lung trũng đợt 2 là 18 – 22 NSS, Ure 40 kg, DAP 30 kg cộng lại là 120 kg/ha. Đợt 3 Ure 30 kg, DAP 30 kg, Kali 60 kg/ha nhưng còn tăng giảm ở lúa, dư thiếu loại phân nào phải bổ sung thêm.
Còn về quản lý dịch hại, lúa đẻ nhánh đến làm đòng phải thường xuyên đi thăm đồng nếu có thấy vết bệnh chấm kim đạo ôn hay là có đốm sọc vi khuẩn thì phải xử lý bằng thuốc đặc trị. Còn nếu thời tiết tốt, không thuận lợi cho sâu bệnh thì không cần xử lý nhưng phải thường xuyên đi thăm đồng nếu phát hiện có các loại dịch hại xuất hiện thì mới xử lý ngay.
Còn muốn cho lúa cứng cây hạn chế đổ ngã trong suốt mùa vụ canh tác cần phải tháo nước ra từ 2 – 3 lần (sau khi bón phân đợt 2, sau khi lúa làm đòng và trước khi thu hoạch 10 ngày) nhằm một là cho rễ lúa ăn sâu vào trong đất, hấp thu nhiều dinh dưỡng cứng cây đứng lá; hai là cho đất quang hợp với ánh sáng để giải các độc chất trong nước và trong đất như phèn hữu cơ và nhiều chất độc khác; ba là cải tạo môi trường cho cây lúa khỏe, rễ khỏe, thân khỏe, lá khỏe mà có sức chống chịu tất cả dịch hại và sâu bệnh về sau.
Đồng Tháp, ngày 10 tháng 05 năm 2013
Nông dân TTF, MSTTF: DTTTF19, SĐT: 01672 044 558
Địa chỉ: Ấp 2, Xã An Bình B, Huyện Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp
Anh PHAN VĂN TÂM