Kinh nghiệm quản lý cỏ dại vụ hè thu 2013 bằng thuốc diệt mầm Windup 360EC
Kinh nghiệm quản lý cỏ dại vụ hè thu 2013 bằng thuốc diệt mầm Windup 360EC

Để có một vụ mùa thắng lợi, những người Nông dân chăm chỉ, cần cù đã sử dụng nhiều biện pháp để nuôi dưỡng, bảo vệ cho cây lúa khỏe mạnh xuyên suốt 3 tháng trời. 

Mỗi ngày đôi chân trần đi trên bờ lúa, quan sát những triệu chứng của cây, chăm lo cho chúng như đối với người con trong gia đình để có những biện pháp kịp thời can thiệp khi cây lúa bệnh.

Ngay từ đầu vụ phải hoàn thành hết tất cả những công việc nặng nhọc nhất trong vụ lúa để tạo tiền đề tốt, cho năng suất cao sau này. Đốt đồng, xới đất, làm cỏ bờ, đánh rãnh bơm nước cho lúa liên tục được thực hiện theo một qui trình mà người Nông dân đã vạch sẵn cho cây lúa. Các dịch hại đầu vụ mà cây lúa gặp phải là ốc bươu vàng, cỏ dại, ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ. Trong đó cỏ dại là đối tượng cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng và là nơi ẩn thân của nhiều mầm bệnh trong vụ lúa, do đó để có vụ lúa thắng lợi thì tối quan trọng đầu tiên là quản lý cỏ dại.

Tuy nhiên trong vụ Hè Thu 2013 thì nắng nóng kéo dài đầu vụ, ruộng bơm không giữ nước được, nhiệt độ trong ngày trong tháng 3 có khi lên đến 37oC, điều này dẫn đến việc quản lý cỏ dại khó khăn đặt biệc là những ruộng gò, không giữ nước được, làm hiệu quả của thuốc diệt mầm hầu như không hiệu quả tại những chỗ gò. Thêm vào đó với điều kiện nhiệt độ nóng ẩm, trong lúc gieo sạ cỏ dại nảy mầm sớm hơn vụ Đông Xuân, điều này cũng gây khó khăn thêm cho việc quản lý cỏ dại trên ruộng lúa.
Vậy để sử dụng thuốc diệt mầm hiệu quả trong vụ Hè Thu tại các chỗ ruộng bị gò, nước không đến được, hạt cỏ mọc sớm thì Nông dân cần:
– Bước 1: Làm đất kỹ, mặt đất càng bằng phẳng càng tốt.
– Bước 2: Đánh rãnh thoát nước trước khi gieo sạ.
– Bước 3: Cho nước vào ruộng cho nhú những chỗ đất gò lên.
– Bước 4: Sử dụng thuốc diệt mầm Windup 360EC xịt một lần trước những chỗ gò nhô cao đó. Hôm sau sạ lúa và rút nước ra khỏi ruộng, qua ngày hôm sau tức 1 ngày sau sạ thì mới sử dụng thuốc Windup 360EC phun cho toàn bộ diện tích trên ruộng lúa. Như vậy, những chỗ gò xem như được xử lý Windup 2 lần.

Chỗ đất gò phun diệt mầm bằng Windup 360EC 2 lần giai đoạn lúa 8 ngày
Ưu điểm của việc sử dụng theo cách trên là làm cho chỗ đất gò được xịt diệt mầm bằng Windup 360EC 2 lần nhưng vẫn tiết kiệm thuốc mà hiệu quả đạt được rất cao, còn các chỗ đất khác xịt một lần và vẫn đảm bảo mực nước trong ruộng sau 7-8 ngày đưa nước vào. Khi chúng ta làm theo cách này hiệu quả quản lý cỏ ở những chỗ đất gò rất tốt nên bà con sẽ không cần sử dụng thuốc để quét lại lần 2 ở giai đoạn 8-15 ngày sau sạ.
Ngoài cách trên, một số Bà con Nông dân ở Huyện Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang còn sử dụng Windup 360EC trộn chung với phân Ure để rải cách 1 ngày sau sạ và vẫn đạt kết quả tốt với điều kiện:
– Mặt ruộng sau sạ đủ độ ẩm và bằng phẳng.
– Trên ruộng có nước xem xép để cho thuốc trộn với phân lan tốt trên mặt đất.
– Người rải phải rải đều tay và phải quản lý nước tốt sau 7 ngày rải thuốc.
– Có thể rải 1 ngày trước khi sạ.
Trên đây là một số kinh nghiệm bà con ở Huyện Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang đã thử nghiệm cách dùng thuốc diệt mầm Windup 360EC và cho kết quả cao.

Chúc mỗi người Nông dân đều quản lý tốt cỏ dại trên ruộng lúa của mình để có một mùa vụ thắng lợi trong vụ Đông Xuân.

Tiền Giang, ngày 04 tháng 04 năm 2013
Nhân viên Kỹ Thuật Khu vực Tiền Giang
KS.TRẦN VĂN KHANG