Kỹ thuật sạ ngầm vụ hè thu năm 2013
Kỹ thuật sạ ngầm vụ hè thu năm 2013
Tôi là Nông dân Phạm Huỳnh Hồng Vũ ở Ấp Trương Công Ý, Xã Tân Lập, Huyện Tân Thạnh, Tỉnh Long An. 

Do ruộng của tôi là đất tràm mới được khai phá cách đây không lâu. Đất trũng hơn nhiều so với những mảnh ruộng xung quanh. Ruộng tôi nằm trong khu đê bao khép kín, có trạm bơm phục vụ nước đầy đủ suốt cả vụ. Đất ruộng quá trũng nên mỗi khi bơm nước vào thì ruộng tôi ngập rất sâu và do vụ Hè Thu thời tiết nắng nóng nên những năm gần đây tôi đã tiến hành sạ lúa theo hình thức sạ ngầm.

Anh Phạm Huỳnh Hồng Vũ và ruộng trình diễn

Vụ Hè Thu năm nay, tôi sử dụng giống lúa OM 4900 cấp xác nhận, lượng giống gieo sạ 12 kg/1.000 m2. Tôi đem giống ngâm 24 giờ, vớt lên ủ 24 giờ, sau đó giống nứt nanh tôi lấy ngót giống với Plastimula 1SL trong 8 giờ rồi đem sạ. Trong thời gian ngót giống với Plastimula 1DD, tôi giữ nhiệt độ không cao, cho nên sau 8 giờ giống không ra mầm và rễ dài nhưng mầm và rễ rất mập.

Sạ ngầm trong vụ Hè Thu 2013 tại Xã Tân Lập, Tân Thạnh, Long An

Lượng nước trong ruộng khoảng 15-20 cm. Trước đó một ngày, sau khi xới và trục đất xong tôi đã phun thuốc ốc TTSnailtagold 750WP. Do lượng nước trong ruộng nhiều nên tôi phun thuốc TTSnailtagold 750WP với liều lượng 14 gói 35g cho 1 ha. Sau khi sạ 3 ngày 3 đêm tôi cho nước ra và tiến hành rải phân để lúa phát triển.

Giống trước khi đem gieo sạ

Nếu Bà con nào đất ruộng trũng thì có thể thử sạ ngầm sẽ thấy lúa lên rất tốt. Để sạ lúa ngầm đạt hiệu quả thì cần lưu ý: xử lý ốc thật kỹ, giống sạ không được ra mầm và rễ dài quá (sạ xuống dễ bị nổi), sau khi rút nước ra thì tiến hành rải phân liền để cây mập lại.

Long An, ngày 05 tháng 04 năm 2013
TTF Dự Bị khu vực Long An
ANH PHẠM HUỲNH HỒNG VŨ