Phòng trị bệnh lem lép hạt hại lúa
Phòng trị bệnh lem lép hạt hại lúa

Bệnh lem lép hạt tấn công trên hạt lúa, làm cho hạt có màu nâu đen trên vỏ trấu. Mầm bệnh có khả năng tấn công vào bên trong hạt lúa làm cho hạt lúa bị lửng hoặc lép gây giảm năng suất nghiêm trọng. Bệnh lem lép hạt có nhiều nguyên nhân khác nhau như nấm bệnh, vi khuẩn và cả thời tiết bất lợi.

Bệnh lem lép hạt lúa.

Nguyên nhân xuất hiện bệnh lem lép hạt
Điều kiện thời tiết mưa bão, bệnh lem lép hạt trên cây lúa xuất hiện mạnh, là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Khi cây lúa đang trổ, bông lúa đang phơi màu nếu gặp trời mưa sẽ dẫn đến tình trạng lép hạt lúa. Bên cạnh với điều kiện ẩm độ cao, mưa gió nhiều, nấm bệnh lem lép hạt sẽ phát triển và phát tán mạnh, gây ra lem lép hạt lúa. Thời tiết hạn hán, cây lúa bị thiếu nước vào giai đoạn trổ cũng dẫn đến tình trạng lép hạt nhiều.
Tình trạng cây lúa suy yếu dinh dưỡng và ngộ độc phèn góp phần tạo điều kiện cho bệnh đốm nâu phát triển và gây lem lép hạt.
Bón phân mất cân đối, bón thừa đạm sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh sọc lá phát triển mạnh và gây ra bệnh lem lép hạt.

Bệnh tấn công mạnh vào giai đoạn lúa trổ đến chín, các vết bệnh trên cây lúa sẽ theo mưa gió lây lan đến vỏ hạt lúa gây ra bệnh lem lép hạt, sau đó mầm bệnh sẽ lưu tồn và lan truyền trên đồng ruộng ở vụ sau.

Anh Bửu Chí Trung

Biện pháp phòng trị
Sử dụng giống khỏe, sạch bệnh. Vệ sinh đồng ruộng thật kỹ, cải tạo đất hạn chế xì phèn, chú trọng cung cấp đủ nước giai đoạn lúa trổ. Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali.
Sử dụng thuốc Plastimula 1SL 20ml/bình 16lít cộng với Chubeca 1.8SL 30ml/bình 16lít  lúa trổ lác đác.
Plasti sẽ giúp lúa trổ thoát nhanh, đồng loạt và tăng khả năng chống chịu để hạn chế lem lép do thời tiết bất lợi. Chubeca giúp lúa chủng ngừa tốt bệnh lem lép hạt và các bệnh đốm vằn, đạo ôn, cháy bìa lá.

Lúa trổ đều phun Chubeca 30ml/bình 16lít sẽ giúp hạt lúa sáng chắc, sạch bệnh.

Long An, Ngày 21 tháng 06 năm 2013
Nông dân TTF Khu Vực Long An
BỬU CHÍ TRUNG