Cần thăm đồng thường xuyên để phát hiện kịp thời sự xâm nhập và gây hại của nấm bệnh, vi khuẩn, côn trùng gây hại. Sâu Cuốn Lá là một trong những đối tượng gây hại nặng nề, làm cho lá lúa bị hư nhẹ đến hoàn toàn, gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của vụ lúa.
Anh Nguyễn Minh Quí
Sâu Cuốn Lá vòng đời khoảng 25 – 35 ngày, tấn công vào tất cả các giai đoạn sinh trưởng của lúa, gây hại nặng nhất vào giai đoạn đòng trổ. Sâu Cuốn Lá tuổi 1 bò khắp lá và chui vào bẹ lá, ăn phần xanh của lá (diệp lục tố). Sâu tuổi 2 nhả tơ cuốn 2 mép lá lại thành 1 cuốn và chui vào bên trong để ăn phần xanh của lá. Một con sâu từ khi mới nở đến khi trưởng thành có thể gây hại 3 – 5 lá lúa. Sâu thường di chuyển vào buổi chiều, nhưng khi thời tiết mưa hoặc mát thì sâu có thể di chuyển bất kỳ lúc nào. Giai đoạn lúa trổ thì Sâu Cuốn Lá gây hại rất nghiêm trọng đến năng suất.
Ruộng bị sâu cuốn lá
Tuy nhiên, để quản lý Sâu Cuốn Lá tốt thì cần áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp ngay từ đầu vụ: Hạn chế sạ mật độ quá dày; bón phân cân đối, hạn chế bón phân Đạm; có thời gian nghỉ vụ để cắt đứt vòng đời Sâu Cuốn Lá tại ruộng; vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại; áp dụng biện pháp IPM, không phun thuốc sâu trước 40 ngày và không sử dụng các loại thuốc độc hại ảnh hưởng thiên địch; nếu mật số sâu cao (20 con/ m2) cần can thiệp bằng thuốc trừ sâu sinh học Focal 8.0WG với liều 15g/ 1.000 m2, hoặc Ameta 150SC với liều 5 – 10ml/ 16 lít, phun 2 – 3 bình/ 1.000m2.