Phòng trừ cỏ dại đầu hè thu bằng thuốc trừ cỏ Windup 360EC
Phòng trừ cỏ dại đầu hè thu bằng thuốc trừ cỏ Windup 360EC
Cỏ dại, lúa cỏ trong đất luôn được Nông dân xử lý sớm ngay từ đầu vụ bằng thuốc cỏ tiền nảy mầm.
Windup 360EC quét sạch các nhóm cỏ thường gặp và khó trị trên đồng ruộng, kể cả lúa cỏ, giúp Nhà nông tiết kiệm chi phí. Những tính năng diệt trừ cỏ dại nổi trội đã được chứng minh qua thực tế sản xuất, đặc biệt rất an toàn cho lúa non. Nhờ đó, cây khỏe ngay từ đầu, tạo tiền đề cho năng suất cao ở giai đoạn sau.
Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Windup 360EC có thể sử dụng ở các thời điểm khác nhau tùy theo điều kiện tự nhiên của đồng ruộng và thời tiết, thời vụ của từng vùng.
Thực tế, trước khi sạ giống hoặc ngay sau khi sạ 1 ngày là thời điểm xử lý cho hiệu quả cao nhất.
Nếu thời vụ xuống giống cập rập, sau khi sạ từ 2-3 ngày vẫn có thể sử dụng Windup với liều lượng 50 ml/bình 16 lít, phun đều 2 bình/1.000 m2.
Theo anh Vy Hồng Đức ngụ tại TT. Thạnh An, H. Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ: “Làm đất lần cuối xong rút nước ra, đánh đường gò. Sau sạ 1 ngày thì tiến hành phun Windup 360EC. Liều lượng sử dụng 50 ml/ bình 16 lít, phun 2 bình/1.000 m2, sau phun 4 ngày đưa nước vào theo chiều cao cây lúa để đất luôn ẩm ướt. Biện pháp này đa số Bà con Nông dân thường sử dụng nhiều hơn. Đặc biệt khi phun Windup ở những nơi đọng vũng xâm xấp 3-5 phân (3-5cm) thì thuốc không làm ảnh hưởng đến mầm và lúa vẫn phát triển bình thường”.
Sau sạ 1 ngày phun Windup 360EC tại ruộng Anh Đức
Phun Windup 360EC ở những chỗ đọng vũng 3-5cm lúa phát triển bình thường sau 10 ngày
Trong lần trục trạc cuối, mặt ruộng được điều chỉnh tương đối bằng phẳng, bà con tiếp tục giữ nước trên ruộng rồi phun thuốc Windup 360EC, khi phun có thể chỉnh béc phun to, không nhất thiết phải phun thật đều hay đi thật chậm vì trong điều kiện ngập nước thuốc sẽ tự khuếch tán trong nước sau đó lắng xuống lớp đất mặt cùng với các chất phù sa trong nước để tạo thành 1 lớp màng khống chế cỏ bền vững nhất trên mặt ruộng. Sau 24 giờ xử lý Windup, bà con rút cạn nước, đánh các rãnh thoát nước rồi gieo sạ, hạt giống khi gieo sạ phải có mầm và rễ đầy đủ.
Phun thuốc Windup 360EC trong điều kiện mực nước ruộng ngập xâm xấp khoảng 4-10 cm còn được gọi là “phun tóe”, liều lượng 100 ml/bình 25 lít/1.000 m2 (vì lượng nước trong ruộng cao nên cần tăng lượng thuốc/bình phun). Biện pháp này không chỉ giúp tiết kiệm được công phun xịt mà còn khắc phục được nhược điểm ở những chân ruộng chưa được bằng phẳng, chỗ gò chỗ thấp, ruộng khó giữ được nước.
Cỏ lồng vực
Theo anh Nguyễn Văn Diễn (ngụ ở Xã Thạnh An, H. Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ) từng sử dụng biện pháp này 3 vụ qua cho biết: “Trước đây, khi chưa áp dụng biện pháp phun tóe mỗi vụ phải tốn đến 2-3 lần phun thuốc gồm 1 lần phun thuốc diệt mầm và 1-2 lần phun thuốc hậu nảy mầm. Đặc biệt là vụ Hè Thu đôi khi số lần diệt cỏ và lúa cỏ phải bổ sung bằng việc nhổ bằng tay vì khu đất ruộng không được bằng phẳng, những chỗ gò thường có rất nhiều cỏ lồng vực và đuôi phụng. Từ khi dùng biện pháp phun này thì cỏ dại đã được diệt triệt để gần như 100%, không phải nhổ bổ sung”.
Hiện nay biện pháp phun Windup 360EC trong điều kiện ngập nước ngày càng được nhiều bà con áp dụng vào đầu mỗi vụ lúa, đồng thời có thể kết hợp với thuốc trừ ốc để phun vừa hiệu quả vừa tiết kiệm công phun.
Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Windup 360EC có đặc tính trải trên bề mặt rất lớn và có chứa chất an toàn, do vậy khi phun trên đất ngập nước thì thuốc trải đều trên mặt ruộng sau khi rút nước. Phun trước hay sau khi sạ thì rễ mầm sẽ hút chất an toàn bảo vệ cây mạ, trong khi hạt cỏ và luá cỏ vừa nhú mầm chưa kịp mọc rễ sẽ chết ngay. Để vừa quản lý cỏ dại và lúa cỏ sau sạ khoảng 3-4 ngày tiến hành đưa nước vào từ từ theo chiều cao của cây lúa để đất luôn được giữ ẩm, không để ruộng nứt chân chim sẽ giảm hiệu quả của thuốc.
Cơ chế tác động của Windup
Diệt cỏ và lúa cỏ hiệu quả bằng thuốc tiền nảy mầm Windup 360EC mà không ảnh hưởng đến lúa non là rất cần thiết cho cây lúa khỏe ngay từ đầu. Dù được sử dụng theo phương thức nào thì đất phải lên bùn nhão, nếu phun đúng cách thì Windup đều đem lại hiệu quả cao.
Lưu ý khi áp dụng biện pháp phun tóe:
• Lúa đem sạ phải ra đủ mầm và rễ. Nếu chưa ra đủ mầm và rễ sẽ bị chết, vì lúa chưa có khả năng tự giải độc.
• Tăng lượng thuốc trên bình phun (gấp 1.5-2 lần) phụ thuộc mực nước trong ruộng khi phun.
• Kết hợp kỹ thuật vô nước ém cỏ sau sạ 3-4 ngày để ruộng giữ ẩm, đạt hiệu quả tối đa.
Cần Thơ, ngày 01 tháng 04 năm 2013
Nhân viên Kỹ Thuật
KS.CHU VŨ TRANG ANH