Quản lý bệnh lem lép hạt giai đoạn lúa ngô
Quản lý bệnh lem lép hạt giai đoạn lúa ngô
Bệnh Lem Lép Hạt (do một tập hợp nấm và vi khuẩn cùng gây hại trên bông lúa) là nguyên nhân chính dẫn đến làm giảm năng suất và phẩm chất gạo, nhất là trong điều kiện thời tiết diễn biến bất thuận, mưa nắng thất thường trong vụ Hè Thu.
Đây là một nhóm đối tượng gây hại rất phổ biến trên cây lúa làm ảnh hướng lớn đến năng suất và phẩm chất gạo. Vì vậy Bà con nên chú ý phòng trừ các đối tượng này. Mặt khác trong tình hình thời tiết nhiều biến đổi, nhiệt độ có thể tăng giảm đột ngột, kèm theo mưa bão kéo dài, bệnh Đạo ôn cổ bông có thể xuất hiện phá hại sớm hơn và mức độ gây hại cũng nặng ở giai đoạn lúa trổ.
Theo kinh nghiệm sản xuất lúa, Nông dân Bùi Văn Sương (ngụ Ấp Chiến Thắng, Huyện Vĩnh Hưng, Tỉnh Long An,), sử dụng sản phẩm Chubeca 1.8SL + Plastimula 1SL giai đoạn trước trổ và sau trổ đã 3 năm nay và cho hiệu quả cao, bán được giá vì hạt lúa ít bị lép vàng, lép đen, hạt no vàng sáng.
Vụ Hè Thu này, ông phun Plasti + Chubeca vào 2 thời điểm lúa trổ lẹt xẹt và trổ đều liều lượng 1 chai Plasti 240ml + Chubeca 360ml phun 5000m2, giống OM 4900. Nhận thấy, sau phun lúa trổ thoát nhanh, vào gạo nhanh, xanh lá và quản lý bệnh tốt. Do vụ Hè Thu lúc lúa trổ gặp mưa nhiều áp lực vi khuẩn cao, đồng thời các ruộng xung quanh trên cánh đồng đã xuất hiện bệnh cháy bìa lá gây hại nên ông cộng thêm TT Basu 400g cho 5000m2 để ngừa bệnh lép vàng, lép đen hạt và cháy bìa lá do vi khuẩn.
Hiện tại lúa đã cong bông cái, phát triển rất tốt, sạch bệnh. Tới lúa đỏ đuôi, ông dự định phun thêm Lacasoto liều lượng 75g pha 200 lít nước phun cho 5 công để giúp lúa vào gạo nhanh, chắc cậy, như vụ Đông Xuân rồi ông phun thấy đạt năng suất cao, tới thu hoạch còn xanh hơn 2/3 lá. Vụ Đông Xuân rồi ông chia sẻ năng suất 1 ha đạt trên 9 tấn cao hơn so với những Nông dân xung quanh.
Long An, ngày07 tháng 06 năm 2013
Nhân viên Kỹ thuật Khu vực Long An
KS. LỮ TRỌNG QUÂN