SÂU CUỐN LÁ NHỎ ĐANG PHÁT SINH VÀ GÂY HẠI Ở NHIỀU NƠI
SÂU CUỐN LÁ NHỎ ĐANG PHÁT SINH VÀ GÂY HẠI Ở NHIỀU NƠI
Vụ lúa Hè Thu 2020 tại Đồng bằng sông Cửu Long đang tồn tại song song nhiều giai đoạn lúa khác nhau, tổng diện tích hơn 1,1 triệu hecta. Trong đó đẻ nhánh đến đòng – trổ là 2 giai đoạn chiểm tỷ lệ cao nhất với khoảng 600.000 hecta, chiếm hơn 50% tổng diện tích. Điều kiện này rất thích hợp cho sự phát triển của sâu cuốn lá nhỏ, đặc biệt là với những ruộng có mật độ gieo sạ dày và thừa đạm.

Sâu cuốn lá đang phát sinh tại nhiều địa phương

Hiện tại, sâu cuốn lá nhỏ đã xuất hiện nhiều ở một số tỉnh như: An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang và Long An. Tổng diện tích nhiễm toàn vùng khoảng 6700 hecta và mật số phổ biến ở mức 10 – 25 con/m2(theo số liệu thống kê gần nhất của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam). Vớitình hình canh tác liên tục và không đồng đều tại các vùng cộng thêm thời tiết thay đổi thất thường khiến khâu phòng trị sâu cuốn lá có phần khó khăn hơn.

Sâu cuốn lá có hai loại: sâu cuốn lá nhỏ và sâu cuốn lá lớn nhưng sâu cuốn lá nhỏ phổ biến hơn, được biết đến nhiều hơn. Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long của chúng ta thì sâu cuốn lá nhỏ là loại dịch hại xuất hiện quanh năm. Sâu gây hại cây lúa bằng cách ăn phần thịt lá dọc theo gân lá chỉ chừa lại lớp biểu bì dưới tạo thành những vệt trắng dài, khi sâu ăn nhiều thì các đường trắng này sẽ nối nhau tạo thành mảng, bà con có thể dễ dàng nhìn thấy biểu hiện này khi sâu tấn công.

Ruộng bị hại nặng sẽ trở nên xơ xác, lúa sinh trưởng kém, hạt lép lửng, năng suất giảm vì mất diện tích quang hợp. Sâu cuốn lá còn nguy hiểm ở đặc điểm có khả năng nhả tơ để kết hai mép lá lại thành ống và sống bên trong khiến bà con khó quản lý nếu không phát hiện kịp thời vì thuốc khó tiếp xúc với sâu. Khi sâu cắn phá còn mang đến một nỗi lo khác là sự tấn công của các đối tượng cơ hội như nấm và vi khuẩn. Các đối tượng này sẽ lợi dụng vết thương do sâu gây ra để xâm nhiễm vào cây lúa, gây ra nhiều áp lực cùng một lúc trên cây lúa.

Để quản lý sâu cuốn lá hại lúa bà con nên kết hợp nhiều biện pháp để đạt hiệu quả cao. Đầu tiên cần dọn sạch tàn dư thực vật sau mỗi vụ lúa và đầu vụ mới không sạ quá dày, bón phân phải cân đối, đặc biệt không thừa đạm để hạn chế thu hút sâu cuốn lá đến ruộng. Cỏ bờ cũng cần được dọn sạch vì đó là nơi lưu trú của bướm sâu cuốn lá.

Biện pháp hóa học luôn cần thiết nhưng vẫn là giải pháp cuối cùng và giai đoạn 30 ngày đầu sau khi sạ bà con nên hạn chế phun thuốc nếu không thật sự cần nhằm bảo vệ thiên địch trên ruộng lúa, cân bằng sinh thái và lúc này thì cây lúa cũng đang trong giai đoạn ra lá nên vẫn có khả năng phục hồi, không ảnh hưởng lớn đến năng suất. Tuy nhiên, nếu mật độ sâu cuốn lá xuất hiện đến ngưỡng hành động, tức là vào khoảng 20 – 30 con/m thì bà con nên áp dụng biện pháp cuối cùng là tiến hành phun thuốc để đảm bảo sự sinh trưởng lúa. Có một việc làm rất cần là xác định sự xuất hiện của bướm sâu cuốn lá trên ruộng để lựa chọn thời điểm xử lý thuốc. Thông thường, khi thấy bướm rộ trên đồng thì 6 – 7 ngày sau sẽ có sâu mới nở tuổi 1, đây là thời điểm thích hợp nhất để phun thuốc vì sâu còn non sẽ dễ trị. Nên chọn đúng loại thuốc có tác dụng diệt trừ sâu cuốn lá và được cung cấp từ đơn vị uy tín để mang lại hiệu quả. Bà con cần phun thuốc thật đều, thật đủ để thuốc tiếp xúc được với sâu và nên phun đúng liều lượng theo khuyến cáo khi sâu ở tuổi 1 – 3 để vừa đạt hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí.
Quý bà con có thể sử dụng thuốc trừ sâu sinh học TT-Anonin 1EC của Công ty TNHH TM Tân Thành để quản lý hữu hiệu sâu cuốn lá hại lúa. TT-Anonin 1EC là thuốc trừ sâu sinh học, chiết suất 100% từ thảo mộc tự nhiên, an toàn tuyệt đối cho môi trường và người sử dụng, sản phẩm không để lại dư lượng trên cây trồng và không diệt thiên địch trên ruộng lúa.

Thiên địch (Bọ cánh cứng 3 khoang) còn sống tại ruộng phun thuốc TT-Anonin 1EC (5NSP)

Thiên địch (Bọ rùa)còn sống tại ruộng phun thuốc TT-Anonin 1EC (5NSP)

Công dụng của TT-Anonin 1EC là đặc trị sâu cuốn lá trên lúa, sâu tơ trên bắp cải và sâu xanh cà chua. Sản phẩm có cơ chế tác động rất độc đáo, khi thuốc tiếp xúc lên da hoặc đường ăn sẽ tác động vào ti thể làm sâu ngừng ăn và làm nguồn năng lượng dự trữ trong cơ thể cạn dần từ đó sâu sẽ chết. Để đạt hiệu quả cao trong quản lý sâu cuốn lá hại lúa, bà con nên phun TT-Anonin 1EC khi sâu tuổi 1 – 3 với liều lượng 50ml/bình 25 lít.

Sâu cuốn lá chết ở thời điểm 2 ngày sau phun – thuốc TT-Anonin 1EC

Mọi thông tin chi tiết về kỹ thuật canh tác và cách quản lý dịch hại hiệu quả, kính mời quý bà con liên hệ tổng đài 1800 1083 để được hỗ trợ.

Cần Thơ, ngày 06 tháng 6 năm 2020