THƯỚC ĐO CỦA THÀNH CÔNG TRONG CANH TÁC

Thời tiết luôn trên đà diễn biến thất thường, dịch hại thì ngày một phức tạp khiến áp lực chi phí lúc nào cũng là nỗi niềm của nhà nông. Canh tác lúa thì chắc chắn không dễ dàng bởi nào là kỹ thuật canh tác, chăm sóc bổ sung dinh dưỡng rồi phòng trừ dịch hại,… quan trọng là bà con sẽ quản lý như thế nào để tính kinh tế đạt cao nhất.

 

 

Làm lúa phụ thuộc rất nhiều thứ, không phải chỉ cần 1 hay 2 yếu tố là bà con sẽ trúng mùa, trúng giá. Cùng nghe một vài góp ý của nhà nông thông qua phần ghi nhận của Công ty TNHH TM Tân Thành.

Nông dân Trần Hữu Thanh (Long An): “làm lúa ai mà không muốn trúng mùa, có giá, mà muốn được vậy thì theo tui từ đầu tới cuối vụ lúc nào cũng phải kỹ lưỡng chứ không phải có bông có hột mới dưỡng. Mà trong số các khoản để đầu tư cho lúa tui luôn ưu tiên trước nhất về sức đề kháng của lúa, bởi vì khi cây khỏe và đề kháng mạnh thì áp lực dịch hại cũng theo đó mà hạn chế lại, chi phí sẽ ít hơn”.

 

 

Một ý kiến khác đến từ Bạc Liêu của nông dân Nguyễn Văn Thành, anh cho biết: “với tui thì thước đo của thành công trong canh tác không phải chỉ ở mặt năng suất mà là cả chất lượng và lợi nhuận thu về, có thể năng suất cao nhưng chi phí quá nhiều cũng không được”.

Thông qua 2 ý kiến trên, chúng ta có thể thấy sự cân đo đong đếm về chi phí đầu tư, lợi nhuận thu về luôn là vấn đề cần để tâm. Dịch hại ngày một phát triển mạnh là điều không thể tránh khỏi, thế nên bên cạnh việc đối mặt quản lý sâu bệnh thì bà con cần cố gắng tạo cho cây lúa sức khỏe tốt nhằm hạn chế sự tấn công của chúng. Khi chúng đã tấn công thì cần lựa chọn cách quản lý thích hợp, bổ trợ thêm dưỡng chất cho cây nhanh phục hồi để bước tiếp những chặng đường đến cuối vụ.

 

 

Bước đầu của tiết kiệm chi phí trong canh tác là áp dụng những biện pháp tổng hợp để đối phó với các yếu tố bất lợi. Cần cắt đứt nguồn lưu tồn của các tác nhân gây hại vụ mùa đã qua bằng cách làm đất kỹ và dọn dẹp tàn dư thực vật. Chọn giống và xử lý kịp lịch xuống giống của địa phương với mật độ vừa phải cũng là việc nên làm. Về dinh dưỡng, khi không thừa không thiếu sẽ giúp cây trồng phát triển đúng mức, sâu bệnh cũng ít có điều kiện tấn công, cuối cùng là biện pháp hóa học theo 4 đúng khi dịch hại đến ngưỡng phòng trị.

 

 

Với tư cách là người bạn đồng hành đáng tin cậy của bà con nông dân, Công ty TNHH TM Tân Thành thấu hiểu sức khỏe cây lúa luôn cần được chú tâm, khi cây khỏe sẽ giúp bà con gia giảm rất nhiều sự đầu tư để góp phần nâng cao thêm lợi nhuận. Tân Thành luôn đặt lợi ích của bà con lên hàng đầu bằng việc không ngừng nghiên cứu, cải tiến sản phẩm trong suốt thời gian hoạt động từ những ngày đầu và Plastimula 1SL chính là một trong những tâm huyết mà chúng tôi mang đến cho bà con. Sản phẩm có đặc tính mang đến cho cây lúa một bộ rễ tốt, khỏe, sử dụng sản phẩm vào các giai đoạn quan trọng như đẻ nhánh, làm đòng, trổ lẹt xẹt sẽ giúp cây lúa phát triển một cách vượt bậc. Cụ thể, cây lúa sẽ tăng số chồi hữu hiệu (chồi cho bông) khi cây bước vào thời kỳ đẻ nhánh, cho đòng to ở thời kỳ làm đòng cũng như giúp lúa trổ thoát nhanh, trổ đều và rộ khi được phun Plastimula 1SL. Đặc biệt, sử dụng Plastimula 1SL sẽ giúp cây lúa luôn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng cũng như chống chịu trước áp lực dịch hại nhất là bệnh virus vàng lùn, lùn xoắn lá (vẫn chưa có thuốc đặc trị tính đến thời điểm hiện tại). Bên cạnh đó, Plastimula 1SL còn bổ trợ cho cây lúa nhanh phục hồi sau các tổn thương. Vì không phải là phân bón lá, không chứa hàm lượng đạm nên bất cứ lúc nào bà con cũng có thể sử dụng Plastimula 1SL mà không cần lo lắng.

 

 

Thành công trong canh tác được cấu thành từ nhiều mắc xích khác nhau, hãy để Plastimula 1SL được góp sức trong mọi giai đoạn phát triển của lúa.

Mọi thông tin chi tiết về kỹ thuật canh tác và cách quản lý dịch hại, kính mời quý bà con liên hệ tổng đài 1800 1083 để được tư vấn và hỗ trợ.

Cần Thơ, ngày 22 tháng 08 năm 2020